Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kiểm tra, đánh giá học sinh vẫn còn tùy tiện

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình GDPT 2018 đã “chy” đưc 3 năm song đến thi đim này vn còn rt nhiu băn khoăn v công tác kim tra, đánh giá hc sinh đ “tim cn” vi mc tiêu, k vng mà chương trình hưng ti…


Vic ging dy và kim tra đánh giá cn đng b đ đáp ng mc tiêu, k vng ca chương trình

Nhìn từ thực tế tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh tại TP.HCM, nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục nêu ra nhiều trăn trở.

Vn còn tùy tin khi đánh giá hc sinh

Quan sát các đề kiểm tra ngữ văn lớp 10 trong các kỳ kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ 1 tại TP.HCM, ThS. Trần Lê Duy – giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tác giả tham gia viết sách Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo, đánh giá – Sau một học kỳ giảng dạy theo chương trình mới song trong kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1 vẫn còn tình trạng ra đề kiểm tra ngữ văn 10 một cách tùy tiện, nặng về ghi nhớ kiến thức, thậm chí đánh đố, mơ hồ, gây khó cho học sinh.

Giảng viên này nêu dẫn chứng, còn tình trạng đề kiểm tra ra văn bản thông tin nhưng hỏi không liên quan đến văn bản thông tin. Thậm chí, một số trường ra lại các kiến thức ở năm lớp 8, lớp 9 – không liên quan đến yêu cầu cần đạt của lớp 10. Hoặc yêu cầu học sinh phân tích bài thơ mới mang màu sắc tượng trưng, siêu thực mà không đưa ra bất kỳ hướng dẫn, định hướng nào cho học sinh. Trong khi đó, với những bài thơ này nhà nghiên cứu, phê bình cũng phải mất nhiều ngày mới cắt nghĩa được…

“Học sinh khối 10 năm nay là lứa học sinh đặc biệt, là thế hệ giao thời khi lớp 9 học sách giáo khoa cũ, chương trình cũ còn lớp 10 lại học sách giáo khoa mới, chương trình mới. Các em cũng là lứa đầu tiên học Chương trình GDPT 2018 bậc THPT. Điều này đòi hỏi giáo viên phải cẩn trọng, cân nhắc trong cả việc dạy lẫn kiểm tra đánh giá, tránh gây hoang mang, choáng váng cho học sinh, đặc biệt là trong kỳ kiểm tra học kỳ 1” – ThS. Trần Lê Duy nhấn mạnh.

Giảng viên này nêu rõ: Điểm mới trong quy định kiểm tra đánh giá học sinh trong Chương trình GDPT 2018 với môn ngữ văn là ngữ liệu đọc hiểu là văn bản mới, nằm ngoài tất cả các bộ sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giáo viên tùy tiện muốn hỏi gì thì hỏi mà cách hỏi phải đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Việc chọn ngữ liệu cần đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính giáo dục và tính thẩm mỹ. Văn bản mới, nhưng kỹ năng học sinh cần có để giải quyết là kỹ năng đã được học.

“Cách ra đề này vi phạm việc thực thi chương trình, làm khó học sinh, khiến học sinh hoang mang vì “học một đằng, thi một nẻo”. Đây không phải là lỗi của chương trình mà là lỗi của thầy cô khi không đảm bảo nguyên tắc vừa sức khi dạy học. Khi ra đề kiểm tra trong Chương trình GDPT 2018 thì yêu cầu cần đạt của chương trình là pháp lệnh, là mức độ tối thiểu người học cần đạt được để có thể lên lớp. Đề kiểm tra cần hướng đến các yêu cầu cần đạt này, đảm bảo đúng mức độ tư duy mà chương trình quy định. Tránh trường hợp tự ý tăng độ khó và mức độ tư duy, gây khó cho học sinh” – ThS. Trần Lê Duy phân tích thêm.


Còn nhiu băn khoăn khi đánh giá hc sinh theo chương trình mi

Giảng viên này đồng thời lưu ý, trong chương trình mới, việc kiểm tra đánh giá không chỉ để ra điểm, mà quan trọng hơn là để có những phản hồi kịp thời về năng lực học sinh, là cơ sở điều chỉnh việc dạy, học. Học cái gì, kiểm tra cái đó. Trước khi làm đề, tổ bộ môn phải xem lại chương trình, thống nhất kiểm tra kỹ năng gì, với mỗi kỹ năng kiểm tra yêu cầu cần đạt nào, từ đó mới quyết định hình thức ra đề, cấu trúc điểm.

Kim tra tp trung có còn phù hp?

Tại TP.HCM, hiện nay chỉ còn bậc THCS đang tổ chức kiểm tra tập trung định kỳ ở 3 môn là văn, toán, tiếng Anh theo hình thức đề chung toàn quận, huyện. So với trước đây học môn nào kiểm tra tập trung môn đó thì hiện số lượng môn được chọn để kiểm tra đề tập trung đã giảm đi rất nhiều. Mặc dù vậy, hình thức này vẫn khiến nhiều giáo viên, cán bộ quản lý trăn trở, rằng liệu có còn phù hợp theo mục tiêu mà chương trình mới đặt ra.

Giáo viên dạy toán khối 7 tại một trường THCS tại Q.12 cho biết, rất “sợ” mỗi khi đến các kỳ kiểm tra học kỳ bởi quá nhiều áp lực, thậm chí lo đến mất ăn, mất ngủ. Bài kiểm tra được quận ra chung cho học sinh toàn quận, giáo viên phải xây dựng, thiết kế đề cương, các đề kiểm tra mẫu để “luyện” cho học sinh vì sợ “mình dạy một đằng mà đề ra một nẻo, học sinh đạt điểm kém thì không được”…

“Khẩu hiệu vẫn là bài kiểm tra không gây áp lực cho học sinh, không để đánh giá năng lực học tập của học sinh nhưng trên thực tế, với bài kiểm tra chung toàn quận thì kết quả kiểm tra đang gây áp lực cực kỳ lớn cho cả giáo viên và học sinh. Nếu học sinh không đạt điểm cao thì giáo viên bị quy chụp là giảng dạy không tốt, chất lượng học sinh không đảm bảo, từ đó giáo viên bị áp lực rất nhiều thứ” – giáo viên này bày tỏ.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THCS ở Q.Bình Tân lại so sánh, việc tổ chức các bài kiểm tra tập trung dù biết là muốn đánh giá được khách quan năng lực giảng dạy các trường song với hình thức này thì “chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình mới đã không còn ý nghĩa”.

“Hiện nay, nhà trường, giáo viên đều nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới dạy học theo từng đối tượng học sinh vì sự tiến bộ cho người học, phát huy tối đa phẩm chất năng lực người học. Như vậy, vô hình trung việc kiểm tra, đánh giá tập trung đang đi ngược lại với những nỗ lực này của nhà trường, giáo viên, thậm chí khiến giáo viên “nản” khi giảng dạy theo hướng cá thể” – vị cán bộ quản lý chia sẻ.

Thừa nhận một số hạn chế khi tổ chức các bài kiểm tra chung hiện nay ở bậc THCS, song phó trưởng phòng giáo dục một quận tại TP.HCM cho biết, trong bối cảnh hiện nay rất khó để “nói bỏ là bỏ được” với các bài kiểm tra tập trung.

“Thực tế đánh giá của các nhà trường, giáo viên thì vẫn còn tâm lý “thương” học sinh nên đôi khi ra đề kiểm tra còn nhẹ nhàng. Giả sử bây giờ trao hết quyền kiểm tra, đánh giá về cho nhà trường, giáo viên thì rất sợ dẫn đến tình trạng “mưa điểm 10”, rồi phát sinh thêm tình trạng dạy thêm học thêm. Hơn nữa, với việc thi tuyển sinh 10 như hiện nay thì việc các địa phương “siết” chất lượng ở 3 môn văn, toán, tiếng Anh là điều hiển nhiên để đảm bảo học sinh có đủ kiến thức đáp ứng được với kỳ thi tuyển sinh” – phó trưởng phòng này chia sẻ.

Ông cho rằng, để có thể bỏ hình thức kiểm tra tập trung thì trước hết công tác kiểm tra, đánh giá ở các nhà trường phải làm cho thực chất, không cào bằng, sự chủ động của giáo viên cần phải quyết liệt hơn nữa, vì chất lượng người học chứ không phải vì điểm số. Việc bỏ kiểm tra, đánh giá học sinh theo đề kiểm tra chung ở bậc THCS có thể nên thực hiện từng bước, trước hết ở các khối thực hiện chương trình mới.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)