Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kiểm tra – đánh giá với sách Ngữ văn 6

Tạp Chí Giáo Dục

Kim tra – đánh giá (KT-ĐG) là hot đng không th thiếu trong dy hc. Vi nhà trưng ph thông, vic KT-ĐG ca môn hc ph thuc vào yêu cu c th ca các cơ quan ch đo dy hc (B GD-ĐT, S GD-ĐT). Sách giáo khoa ch nêu lên đnh hưng KT-ĐG theo yêu cu ca chương trình.


Theo tác gi, khi dy sách Ng văn 6, giáo viên cn lưu ý các bài hc đu có phn rèn luyn k năng viết, thưng chiếm 3 tiết/12 tiết/bài. Trong nh: Mt hot đng nhóm ca hc sinh THCS trong môn ng văn. Ảnh: Y.H

Khi dạy sách Ngữ văn 6, giáo viên cần lưu ý các bài học đều có phần rèn luyện kỹ năng viết, thường chiếm 3 tiết/12 tiết/bài. Trong đó có yêu cầu viết bài hoặc đoạn văn; nhưng không có nghĩa là 10 bài học/ năm đều bắt buộc học sinh phải viết bài văn trên lớp, mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết từ cung cấp lý thuyết tới thực hành viết theo 4 bước: Chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; viết; kiểm tra, chỉnh sửa. Như thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần biết toàn bộ cả năm có bao nhiêu bài kiểm tra thường xuyên và bao nhiêu bài kiểm tra định kỳ (do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT quy định) để phân bổ và vận dụng cho các bài viết trong sách giáo khoa. Ví dụ, với Thông tư 26 (Bộ GD-ĐT) thì ở môn ngữ văn mỗi năm học, học sinh cần 6 đầu điểm/1 học kỳ, gồm: 4 điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1) + 1 bài kiểm tra giữa kỳ (hệ số 2) + 1 bài kiểm tra cuối kỳ (hệ số 3). Đánh giá thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức; không có bài kiểm tra 1 tiết nhưng vẫn có hình thức viết ngắn. Từ yêu cầu trên mà vận dụng vào cho 10 bài trong sách Ngữ văn 6: Bài nào kiểm tra thường xuyên, bài nào kiểm tra giữa kỳ, riêng kiểm tra cuối kỳ I và II thì đã có bài riêng.

Như thế, so với yêu cầu kiểm tra trước (mỗi học kỳ gồm 4 bài viết, trong đó 1 bài ở nhà và 1 bài cuối kỳ), quy định này giảm bớt bài kiểm tra. Tôi tán thành hướng giảm bớt các bài kiểm tra viết để công việc chấm bài của giáo viên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, để viết tốt 4 bài kiểm tra định kỳ ấy, giáo viên phải trang bị và luyện tập cho học sinh hàng ngày. Các bài học trong sách Ngữ văn 6 đều có dạy lý thuyết về kiểu bài (mục định hướng) và yêu cầu rèn luyện các kỹ năng viết qua 4 bước như đã nêu. Tất cả các yêu cầu viết ấy sẽ được tích hợp vào bài kiểm tra giữa và cuối kỳ. Mỗi bài kiểm tra bám sát nội dung yêu cầu các bài học trong học kỳ ấy để ra đề. Đây là nội dung dạy học viết không thể bỏ. Hàng ngày giáo viên vẫn phải cho học sinh luyện tập viết đoạn văn, bài văn, các kỹ năng viết văn bản. Vẫn phải kiểm tra viết ngắn (15-20 phút), vẫn phải nhận xét về cách viết, cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả, ngữ pháp… của học sinh qua 1 sản phẩm viết nào đấy để giúp các em nhận ra hạn chế và ưu điểm của mình. Ngoài ra, năng lực viết của học sinh còn được biểu hiện qua nhiều hình thức khác như báo tường, nhật ký, thư (email), Facebook, bài tập lớn…

Vấn đề quan trọng nhất là đổi mới cách ra đề theo yêu cầu đánh giá năng lực chứ không phải là số lượng bài viết. Chương trình ngữ văn 2018 yêu cầu: “Đánh giá định kỳ thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và hình thức tự luận để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình… Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá; sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học” (Chương trình ngữ văn 2018, trang 86).

Đánh giá định kỳ chủ yếu tập trung vào nghị luận đọc hiểu và nghị luận viết. Như vậy, đề kiểm tra môn ngữ văn cần có 2 phần: Phần 1 đánh giá nghị luận đọc hiểu và phần 2 đánh giá nghị luận viết. Tùy vào thời gian làm bài mà chia tỉ lệ cho các phần đọc hiểu và viết cho phù hợp. Nội dung, yêu cầu nên theo hướng sau: Thứ nhất, yêu cầu đọc hiểu có thể ra theo hướng trắc nghiệm với 1 văn bản có dung lượng vừa phải, cùng thể loại và kiểu văn bản đã học. Số lượng câu hỏi trắc nghiệm phụ thuộc vào các đơn vị cần kiểm tra: Nội dung và hình thức văn bản, yêu cầu vận dụng tiếng Việt… Thứ hai, yêu cầu viết, tùy theo thời gian, có thể ra 1 hay 2 câu; có thể viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Kiểu văn bản căn cứ vào chương trình mỗi lớp. Nội dung, đề tài có thể gắn với vấn đề đặt ra trong văn bản đã đọc hiểu hoặc 1 vấn đề độc lập. Hình thức ra theo hướng mở để khuyến khích ý kiến riêng, sáng tạo của học sinh. Riêng với nghị luận văn học, cần chú ý dùng ngữ liệu mới, những trích đoạn chưa được học để đo được năng lực thực sự của học sinh trong tiếp nhận, phân tích, nhận xét, cảm thụ văn học. Cần mạnh dạn nêu lên các yêu cầu mở; yêu cầu đòi hỏi phải biết vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng; phải biết so sánh, liên hệ, đối chiếu… và nhất là phải vận dụng được vào tình huống mới, ngữ liệu mới. Nếu chỉ loanh quanh ra lại các văn bản – tác phẩm đã học như cách ra đề lâu nay thì mãi mãi không chấm dứt được tình trạng học thuộc các tài liệu có sẵn và chép lại văn mẫu. Khi đó, mỗi năm có yêu cầu học sinh viết bao nhiêu bài đi nữa cũng vô nghĩa.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)