Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo sau đại học

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT nhn đnh còn tình trng n nang, d dãi khi thành lp hi đng đánh giá lun văn, lun án thc sĩ, tiến sĩ; thông qua mt s đ tài lun án tiến sĩ có phm vi quá hp, không bo đm giá tr khoa hc…


L tt nghip thc sĩ ca mt trưng ĐH ti TP.HCM

Vừa qua, cử tri Đà Nẵng kiến nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, xem xét nhằm tăng hiệu quả đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do hiện nay chất lượng đào tạo bậc này chưa cao; ít có công trình khoa học mang tính đột phá, hiệu quả, áp dụng trong đời sống xã hội.

Hai năm gn đây, đào to thc sĩ, tiến sĩ gim đáng k

Với phản ánh của cử tri, Bộ GD-ĐT cho biết, thực tế trong 2 năm trở lại đây, tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước đã giảm đáng kể. Năm học 2019-2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ do các cơ sở đào tạo xác định là 5.111, tuy nhiên toàn hệ thống chỉ tuyển được 1.274 nghiên cứu sinh (tương đương 24,9% so với tổng chỉ tiêu); chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 59.518 nhưng chỉ tuyển được 41.551 học viên cao học (đạt 69,8%). Năm học 2020-2021, chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ là 5.056, chỉ tuyển được 1.735 (34,3%); chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển được 40.640 (72,4%).

Tính đến tháng 11-2022, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước là 88.243 học viên cao học và 8.933 nghiên cứu sinh ở tất cả các lĩnh vực, ngành đào tạo. Mục tiêu và chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam đã được quy định theo khung trình độ quốc gia Việt Nam, về cơ bản gần như tương thích và phù hợp với khung tham chiếu các trình độ ASEAN cũng như khung trình độ châu Âu; bảo đảm những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, khả năng tự chủ… để nghiên cứu khoa học một cách độc lập.

Như vậy, có thể thấy về mặt chính sách, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp cận với các chuẩn của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, do nguồn lực đầu tư hạn chế, chất lượng đào tạo sau ĐH trên thực tế không đồng đều trong toàn hệ thống. Trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bên cạnh nhiều cơ sở đào tạo có các kết quả nghiên cứu là những công trình khoa học cơ bản, đáp ứng hiệu quả yêu cầu, tính cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước thì ở một số cơ sở đào tạo khác, chất lượng đào tạo lại có chiều hướng đi xuống. Hạn chế về chất lượng đào tạo có thể kể đến việc chưa tuân thủ chặt chẽ quy chế đào tạo; chất lượng nhiều công bố khoa học bắt buộc chưa cao; nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua một số đề tài luận án tiến sĩ có phạm vi quá hẹp, không bảo đảm giá trị khoa học…

Tiếp tc kim tra, giám sát hot đng đào to sau ĐH

Trước thực tế nói trên, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch và vai trò giám sát của các bên liên quan trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ ĐH, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo theo luật hiện hành. Trong đó, Bộ GD-ĐT đã rà soát và ban hành các văn bản liên quan như: Quy định về điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ; quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ; chuẩn chương trình đào tạo…

Bộ GD-ĐT cũng đã có công văn chỉ đạo các cơ sở đào tạo tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH, tập trung vào những nội dung như: Kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; tăng cường kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; thực hiện nghiêm quy trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng, trong đó đặc biệt lưu ý việc xét duyệt đề tài, định hướng và nội dung nghiên cứu bảo đảm đáp ứng yêu cầu về giá trị khoa học lẫn thực tiễn; tăng cường công khai, minh bạch danh mục đề tài, nội dung các luận văn, luận án; đề cao liêm chính khoa học, tránh nể nang, dễ dãi trong việc hướng dẫn, đánh giá và phản biện luận văn, luận án.

Đồng thời, bộ sẽ tiếp tục tăng cường thanh – kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đào tạo sau ĐH của cơ sở đào tạo; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)