Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kiên định đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Kết thúc HKI, Chương trình GDPT 2018, SGK mi đã đi đưc na chng đưng bc lp 1. Nhìn t thc tế trin khai ti TP.HCM có th thy mi cơ s giáo dc tiu hc đã có nhng n lc riêng khi thc hin chuyn t hình thc dy hc tiếp cn ni dung sang hình thc dy hc tiếp cn năng lc hc sinh, t dy hc th đng sang dy hc mang tính tương tác cao.


Gi hc tiếng Anh m ca cô trò Trưng TH Nguyn Hu (Q.1, TP.HCM)

Mặc dù vậy, kết quả trên mới chỉ là bước đầu. Để đổi mới giáo dục thành công, điều quan trọng và tiên quyết nhất vẫn là sức bền và sự kiên định từ phía nhà trường, giáo viên, đặc biệt là sự đồng hành thấu hiểu hơn nữa từ phụ huynh.

Hc sinh “ln lên” qua tng bài hc

Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng (Hiệu trưởng Trường TH Võ Văn Tần, Q.6) cho biết, thời điểm này học sinh lớp 1 đã hoàn tất kiểm tra HKI. Đánh giá một cách tổng quan, có thể nhận thấy học sinh lớp 1 năm nay các em có sự hoạt bát, năng động, chịu tương tác hơn so với học sinh lớp 1 năm trước. “So với chương trình hiện hành thì chương trình mới, SGK mới đòi hỏi giáo viên phải thực hiện tương tác nhiều, không thể thụ động rập khuôn phụ thuộc vào SGK. Các hoạt động giáo dục đều được thiết kế sao cho học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, qua mỗi hoạt động hướng tới học sinh học được gì, phát triển những phẩm chất gì… Do đó, qua từng bài học, phụ huynh và cả giáo viên đều sẽ nhận thấy các em được trưởng thành hơn, lớn lên thêm”. Nêu ví dụ cụ thể, cô Hằng cho hay, trong tiết tiếng Việt, toán, thay vì sử dụng đơn thuần những tương tác truyền thống, giáo viên sẽ luôn mở rộng, sử dụng ngữ liệu gần gũi xung quanh học sinh để làm rõ hơn kiến thức, đồng thời giúp học sinh mở rộng nhận biết.

Không gò bó trong không gian lớp học, giờ học tiếng Anh của học sinh lớp 1, Trường TH Nguyễn Huệ (Q.1) được thiết kế trải dài từ sân trường cho đến lớp học, với đa dạng các trạm hoạt động. Thông qua trực tiếp trải nghiệm các trò chơi, tương tác, với sự đồng hành của giáo viên đã mở ra môi trường thực hành để học sinh vừa chơi vừa học. Giờ học còn có sự tham dự của đông đảo phụ huynh.

“Chương trình mới, SGK mới, đòi hỏi cách tiếp cận với học sinh cũng phải mở hơn, linh hoạt hơn, để học sinh học một cách thoải mái nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là từ phía giáo viên mà đó còn là từ phía phụ huynh. Phụ huynh cần phải hiểu thì mới có sự đồng hành trong tất cả các môn học từ tiếng Việt, toán cho đến tiếng Anh”, cô Bùi Thị Thanh (Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Huệ, Q.1) chia sẻ.

Cũng theo cô Thanh, đối với bậc lớp 1, môn tiếng Anh có rất nhiều mô hình để phụ huynh lựa chọn, từ tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tự chọn… Tuy nhiên, việc càng nhiều mô hình cũng đồng nghĩa với việc phụ huynh sẽ lúng túng. “Trước rất nhiều sự lựa chọn, phụ huynh sẽ luôn có sự so sánh, như thế việc đồng hành cùng trẻ trong việc học ở nhà sẽ thiếu hiệu quả. Khi tổ chức các giờ học mở cho phụ huynh tham dự, phụ huynh sẽ có cái nhìn bao quát hơn, hiểu hơn về phương pháp, có sự trao đổi, chia sẻ với nhà trường, giáo viên để thống nhất trong phương pháp giáo dục”. Các giờ học mở cũng được nhà trường khuyến khích ở các bộ môn khác bậc lớp 1 như toán, tiếng Việt, hoạt động trải nghiệm. Chỉ vào từng sản phẩm học sinh lớp 1 tự tay làm trong giờ học trải nghiệm như tô màu tranh, sắp xếp trang trí nhà cửa, dọn dẹp vườn cây…, cô Thanh hào hứng: Phải nói là lứa học sinh lớp 1 năm nay các em lanh lợi rất nhiều. Chương trình mới lấy học sinh làm trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục buộc giáo viên phải chuyển động, thay đổi, mang đến những trải nghiệm độc đáo, ý nghĩa cho học sinh trong từng hoạt động trong tiết học. “Việc giữ sợi dây trao đổi, liên hệ thường xuyên để thống nhất trong cách giáo dục học sinh, kịp thời gỡ rối những vướng mắc cho phụ huynh trong quá trình tiếp cận chương trình mới cũng góp phần giúp các em tự tin hơn”.

Kết qu kém, đng “so bì” con vi bn

Khác với chương trình hiện hành, đề kiểm tra đánh giá định kỳ HKI của Chương trình GDPT 2018 chỉ có 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Do chương trình mới việc dạy áp dụng theo hướng cá thể hóa nên việc ra đề kiểm tra cũng được Bộ GD-ĐT quán triệt từng đơn vị căn cứ vào thực tế yêu cầu giáo dục của địa phương, thực tế năng lực của học sinh, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh.

“Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác mà chỉ phản ánh kết quả học tập của học sinh ở một thời điểm nhất định. Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không so bì kết quả bài làm của con mình với kết quả bài làm của con người khác để quy chụp, tạo thêm áp lực cho con”, thầy Nguyễn Xuân Cường (Phó Hiệu trưởng Trường TH Trần Hưng Đạo, Q.1) nhấn mạnh.

Nếu điểm số của con không như kỳ vọng, thầy Cường cho rằng phụ huynh cần bình tĩnh, hợp tác hơn nữa với giáo viên, nhìn thẳng vào năng lực của con em mình từ đó giúp con tiến bộ hơn trong HKII. “Nhiều phụ huynh than rằng, sao đến hết HKI rồi con mình vẫn chưa “đọc thông viết thạo” được như con người khác. Nếu phụ huynh nói như vậy là phụ huynh đang ảo tưởng về con em mình, ảo tưởng vào chương trình. Chương trình mới giáo viên áp dụng dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất người học, các em tiếp thu đến đâu giáo viên sẽ linh hoạt tiếp cận đến đó. Như vậy, năng lực của mỗi trẻ là khác nhau nên ở cùng một thời điểm trẻ sẽ tiếp thu kiến thức khác nhau. Điều này phụ huynh không nên đặt nặng vì ngay cả chương trình, nhà trường, giáo viên cũng không hề đặt nặng những áp lực này cho trẻ. Phụ huynh hãy ngồi xuống, đồng hành cùng với con trong từng bài học ở nhà, xem con yếu ở đâu để hỗ trợ, phối hợp hơn nữa với nhà trường giúp con tiến bộ”, thầy Cường chỉ rõ.

Bên cạnh việc không so sánh trẻ này với trẻ khác, hiệu trưởng một trường TH tại Q.8 bổ sung thêm, quan trọng nhất là phụ huynh cần phải tạo được môi trường học tập ở nhà cùng con, tạo cho con hứng thú hơn trong việc học. Theo vị hiệu trưởng này, có thực tế là nhiều phụ huynh nóng vội trong dạy con, mỗi lần dạy con là la, quát, thấy con viết chưa thông, đọc chưa thạo là ép con phải rèn vài ba trang mỗi ngày hoặc là cứng nhắc ép trẻ lớp 1 mỗi tối phải ngồi luyện chữ đến 2-3 tiếng đồng hồ. “Điều này không sai nhưng chưa phù hợp. Trẻ lớp 1 còn rất ham chơi, để tiếp thu kiến thức các con cần nhất là một môi trường vui vẻ, vừa chơi vừa học. Vậy nên, môi trường tốt nhất giúp con tiến bộ đó là phụ huynh hãy học cùng con trong tâm thế thoải mái, đừng đặt áp lực nặng nề lên trẻ, kiên định trong việc dạy con. Thời điểm hết HKI chỉ cần con nhận biết được con số, nhận biết được mặt chữ, ghép được các vần đơn giản chứ chưa yêu cầu con phải đọc thông viết thạo”, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)