Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kiến nghị Chính phủ xem xét giữ nguyên học phí

Tạp Chí Giáo Dục

Ti d tho ngh đnh thay thế Ngh đnh 86/2015/NĐ-CP mà B GD-ĐT đang trình Chính ph, b đã báo cáo Chính ph xem xét cho phép gi nguyên mc hc phí năm hc 2021-2022 như năm hc 2020-2021.


Sinh viên mt trưng ĐH ti TP.HCM trong gi t hc

Việc này nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh, học sinh. Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân.

Cũng theo Vụ Kế hoạch – Tài chính, hiện nay, Chính phủ quy định về học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020-2021 kết thúc. Bộ GD-ĐT đã phối hợp các bộ ngành lấy ý kiến rộng rãi các địa phương, cơ sở giáo dục – đào tạo trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 này.

Dự thảo nghị định thay thế đã mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; bổ sung nhiều chính sách mới để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội; tập trung hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận giáo dục.

Nghị định dự thảo lần này với nhiều chính sách mới, có ý nghĩa lớn, không chỉ gắn mức thu học phí theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Đây là điểm mới mà Nghị định 86 chưa quy định, nhằm đảm bảo mức thu học phí tương xứng với chất lượng giáo dục – đào tạo.

Dự thảo nghị định quy định đối với các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần Nhà nước quy định; các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2-2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.

Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật; thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội, thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trước phản ánh của phụ huynh, sinh viên về việc năm nay nhiều trường ĐH thông báo tăng học phí, Bộ GD-ĐT cũng thông tin, hiện nay, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-2021.

Qua đề án tuyển sinh của nhiều trường ĐH, có thể thấy sự thay đổi rõ trong mức học phí ở các trường. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2021-2022 chương trình đại trà là 25 triệu đồng. Theo lộ trình, học phí tăng tối đa cho 3 năm kế tiếp sẽ lần lượt ở các mức: 30 triệu; 35 triệu; 42 triệu đồng/năm học. Chương trình chất lượng cao dự kiến từ 35 triệu đồng/năm tăng mức lần lượt 40 triệu đồng/năm ở hai năm kế tiếp và lên 42 triệu đồng/năm cho năm học 2024-2025. Chương trình tiên tiến từ mức dự kiến 45 triệu đồng/năm sẽ tăng lần lượt các mức 50 triệu đến 55 triệu đồng/năm ở các năm tới.

Theo đề án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021 của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học phí dự kiến ĐH chính quy năm học 2021-2022 mức cao nhất không vượt quá 32 triệu đồng/sinh viên/năm học. Học phí này chưa bao gồm 2 học phần bắt buộc giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh được thu theo quy định hiện hành. Cũng theo nhà trường, đây là đơn giá học phí dự kiến sẽ được áp dụng trong năm học 2021-2022 để đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng nhân lực y tế; trường tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường các chương trình hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực thực hành tại các cơ sở y tế, năng lực ngoại ngữ phục vụ sự phát triển nghề nghiệp cho người học. Đơn giá học phí các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS.TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo – cho biết sinh viên các khóa cũ vẫn được áp dụng nguyên tắc học phí cũ, tăng 10%/năm. Còn khóa mới, chương trình đại trà sẽ áp dụng mức học phí mới là 25 triệu đồng/năm thay vì hiện tại khoảng 12 triệu đồng/năm. Theo lộ trình, trong năm học 2022-2023, học phí tăng lên mức 27,5 triệu đồng; năm học 2023-2024 sẽ là 30 triệu đồng. Hai năm tiếp đó, mức thu này được ổn định.

Theo ông Thắng, chi phí đào tạo một kỹ sư rất lớn, năm 2019 là hơn 60 triệu đồng/sinh viên/năm; nhưng trường thu mức 12 triệu đồng, có khoản kinh phí thường xuyên do Nhà nước cấp để bù lại. Khi thực hiện tự chủ, ngân sách Nhà nước không cấp thường xuyên, trường tăng học phí lên 25 triệu đồng/năm để bù đắp phần nào.

Theo đó, Nghị định số 86 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Khoản 1 Điều 5) và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Khoản 2 Điều 5), mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Các cơ sở giáo dục ĐH công lập thực hiện đổi mới thí điểm cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP thì thực hiện theo Đề án thí điểm cơ chế hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng trường. 

Cơ sở giáo dục ĐH phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục ĐH; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)