Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kiến nghị “đi nghĩa vụ quân sự trước khi học ĐH”

Tạp Chí Giáo Dục

B Quc phòng cho biết tiếp thu kiến ngh ca c tri v vic “mi nam thanh niên đến tui phi thc hin nghĩa v quân s sau đó mi đưc đi hc ĐH hoc hc ngh”; s nghiên cu, xem xét báo cáo Chính ph, trình Quc hi sa đi, b sung Lut Nghĩa v quân s năm 2015.


Theo kiến ngh, sinh viên phi tham gia nghĩa v quân s trưc khi đi hc ĐH. nh: Sinh viên hc quân s ti trưng

Bộ Quốc phòng đã có thông tin trả lời cử tri tỉnh Thái Bình liên quan đến kiến nghị tới tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự trước khi học ĐH hoặc học nghề.

Mi ch gi nhp ngũ 3% – 3,2% nam thanh niên mi năm

Cụ thể, cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, quy định theo hướng tất cả nam thanh niên đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự sau đó mới được đi học ĐH hoặc học nghề để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng, tạo thuận lợi cho chính quyền cơ sở gọi thanh niên nhập ngũ.

Với kiến nghị này, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau: Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 cùng với các văn bản hướng dẫn luật được ban hành, điều chỉnh một số nội dung cơ bản như: Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức; chế tài xử phạt… đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về nghĩa vụ quân sự. Sau hơn 7 năm thực hiện đã góp phần quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương, đơn vị.

Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, hằng năm công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ để bổ sung quân số cho các đơn vị thường trực và thay quân theo luật định, tạo nguồn lực dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao; góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong mọi tình huống.

Thực tiễn, quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc, bất cập nhất định; trong đó có một số vấn đề mà cử tri tỉnh Thái Bình đã phản ánh, là thực hiện công bằng xã hội đối với mọi nam thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ. Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn hạn hẹp và nhiều yếu tố khác chi phối nên chưa thể gọi hết nam thanh niên nhập ngũ; hằng năm chỉ gọi nhập ngũ từ 3% đến 3,2% trong tổng số thanh niên ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Do vậy, Bộ Quốc phòng cho biết tiếp thu kiến nghị của cử tri Thái Bình, nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Đồng thời, Bộ Quốc phòng cũng chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực nghĩa vụ quân sự bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện, góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân.

H tr đào to ngh, vic làm cho quân nhân xut ngũ

Cùng dịp này, Bộ Quốc phòng cũng đã trả lời cử tri TP.Hải phòng về hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Theo phản ánh của cử tri này, hằng năm số quân nhân xuất ngũ trở về địa phương rất đông. Cùng với chủ trương của Bộ Quốc phòng, những năm qua thành phố đã quan tâm, chỉ đạo tạo mọi điều kiện để bố trí việc làm, đào tạo nghề cho số quân nhân xuất ngũ. Nhưng qua khảo sát hiện nay số quân nhân xuất ngũ được bố trí việc làm chưa nhiều. Cử tri kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành có chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, bố trí việc làm đối với quân nhân xuất ngũ khi trở về địa phương.

Trong văn bản trả lời, Bộ Quốc phòng cho biết, chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6-4-2016 của Chính phủ. Theo đó, trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015 của Chính phủ.

Trong Nghị định số 61 có nội dung hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho bộ đội xuất ngũ về địa phương có nhiều cơ hội tìm việc làm, có thu nhập ổn định và phát triển kinh tế. Để chính sách hỗ trợ tạo việc làm bảo đảm đúng mục đích, tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 61 quy định: “Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong một năm kể từ ngày cấp”. Như vậy, về nguyên tắc bộ đội xuất ngũ được cấp thẻ học nghề và được hỗ trợ tiền học nghề nếu tham gia học nghề trình độ sơ cấp tại các cơ sở đào tạo đúng luật định.

Những năm qua, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tăng cường tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả chính sách hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ và công tác hậu phương quân đội. Bộ đội xuất ngũ tham gia học sơ cấp nghề được miễn học phí, hỗ trợ một phần chi phí về chỗ ở, tiền ăn, sinh hoạt phí. Vì vậy số lượng đăng ký, tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc từng năm đều tăng, đa số sau khi học nghề được hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc tham gia thị trường lao động ngoài nước, có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc như cử tri kiến nghị. Nhiều trường hợp trước khi nhập ngũ đã tốt nghiệp trung cấp, CĐ, ĐH nên khi xuất ngũ không có nhu cầu học nghề; thời gian sử dụng thẻ và thủ tục thanh – quyết toán còn bất cập…

Về giải pháp, Bộ Quốc phòng tiếp thu, nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 61 cho phù hợp, sát với thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền lợi đối với bộ đội xuất ngũ. Đồng thời, Bộ Quốc phòng đề nghị Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục có những giải pháp, chính sách thiết thực hơn nữa, góp phần thu hút, tạo nhiều cơ hội để bộ đội xuất ngũ học nghề có việc làm và thu nhập ổn định ngay tại địa phương.

M.Tâm

 

Bình luận (0)