Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kiên quyết phòng chống bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 17-4, B GD-ĐT t chc Hi ngh trc tuyến đm bo an ninh, an toàn trưng hc, phòng chng bo lc hc đưng vi s tham d ca gn 20.000 ngưi ti 63 đim cu s GD-ĐT và 603 đim cu phòng GD-ĐT. B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh ch trì hi ngh.

Mt cnh HS THPT đánh nhau trong năm 2018. Ảnh: I.T

Tại hội nghị, ông Bùi Văn Linh (Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT) đánh giá, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản chỉ đạo phòng, chống bạo lực học đường của ngành giáo dục đã chặt chẽ và kịp thời, tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đảm bảo an ninh trường học. Tuy nhiên, thời gian qua, có một số hiện tượng cá biệt bạo lực xảy ra trong và ngoài trường học, gây tâm lý bức xúc trong dư luận xã hội.

Chm nm bt các v vic

Theo Bộ GD-ĐT, tình trạng nói trên có nguyên nhân khách quan là tác động của mặt trái kinh tế thị trường; sự bùng nổ internet, mạng xã hội, thông tin xấu, kích động tràn lan trên mạng xã hội tiêm nhiễm từ từ đến quá trình hình thành đạo đức nhân cách.

Bản thân học sinh trong các lứa tuổi từ tiểu học đến THPT có quá trình diễn biến thay đổi tâm sinh lý và hành vi nhanh chóng… đặt ra thách thức đối với thầy cô trong việc nắm bắt tâm lý của các em. Việc giáo dục nhân cách của con em trong gia đình cũng có nhiều tồn tại.

Ông Linh còn chỉ ra có tình trạng chỉ đạo ở các địa phương chưa được thường xuyên, các quyết định chính sách của Bộ GD-ĐT chưa được cập nhật, quán triệt hiệu quả ở các địa phương. Công tác chỉ đạo cũng chưa theo kịp cuộc sống, thời gian qua một số vụ việc khi báo chí đưa tin thì các cơ quan mới vào cuộc để tiến hành xử lý. Các hiện tượng cá biệt về vi phạm đạo đức nhà giáo cũng như bạo lực học đường xảy ra trong một số tình huống mà cách xử lý về nghiệp vụ sư phạm, kiểm soát cảm xúc cá nhân còn yếu ở một số giáo viên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định, thời gian qua, dù có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư liên quan, những văn bản, chỉ thị về nội dung này tuy nhiên, bạo lực học đường vẫn có xu hướng lan rộng, phức tạp hơn. Nguyên nhân là do đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, THPT, sự tác động tiêu cực của mạng xã hội và các tác động khác từ môi trường gia đình, xã hội.

Trước thực tế này, ngành giáo dục cần chủ động, tiên phong, tích cực, tập trung vào các giải pháp để phòng, chống; trong đó, lãnh đạo các nhà trường bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm… có trách nhiệm cao trong việc tìm ra các giải pháp. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong phòng chống bạo lực học đường. Nếu xem nhẹ khâu nào trong nguyên lý nhà trường – gia đình và xã hội thì công tác phòng, chống bạo lực học đường sẽ đạt kết quả không cao.

Nhắc lại sự việc một học sinh bị bạn đánh hội đồng gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hưng Yên cho hay, ngành giáo dục tỉnh này vừa tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt công tác phòng chống bạo lực học đường tới cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành. “Qua đây có thể thấy, việc triển khai, quán triệt đến từng giáo viên về phòng chống bạo lực là rất cần thiết. Để đảm bảo an ninh an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội, đảm bảo môi trường cho trẻ trưởng thành. Môi trường tốt tự nó đã có ý nghĩa, giá trị giáo dục” – lãnh đạo này nói.

Đại diện một trường tại Hà Nội đề cập, khi thầy cô giáo, nhà trường quan tâm đến hạnh phúc của học trò thì bạo lực sẽ giảm dần; tuy không hết được nhưng từ chuyện to sẽ thành nhỏ, từ nhỏ sẽ thành không có gì. Đây là cách giải quyết hiệu quả vấn đề bạo lực học đường.

Không đy giáo viên vi phm sang dy lp khác

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị ngành giáo dục các cấp tăng cường phổ biến các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường, đặc biệt là các văn bản của Chính phủ, thông tư của bộ liên quan đến vấn đề này.

Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục phải cụ thể hóa văn bản chỉ đạo thành các kế hoạch hành động của nhà trường, trong đó phân công rõ trách nhiệm của lãnh đạo, ban giám hiệu, người đứng đầu, giáo viên, người lao động…, tích cực trao đổi với phụ huynh để gắn kết nhà trường và gia đình.

Đ cp ti vai trò ca các trưng sư phm, t chc công đoàn trong phòng chng bo lc hc đưng, B trưng Phùng Xuân Nh cho rng, các trưng cn chú trng ngay t khâu tuyn sinh, đào to; thy cô phi có năng khiếu sư phm, yêu ngh mến tr; chương trình đào to cho giáo viên cũng phi thay đi đ tng thy cô xem đây là nhim v ca mình trong công tác giáo dc. Các thy cô phi tr thành nhà giáo dc, không phi “th dy”. T chc công đoàn cũng cn phi vào cuc sâu. Vai trò ca đi ngũ nhà giáo vi khong 1,5 triu ngưi là rt quan trng, có th nói là quyết đnh thành công trong phòng chng bo lc hc đưng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát vì nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ ra những bất cập, hạn chế thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và thực hiện kế hoạch sẽ không thiết thực. Việc kiểm tra, giám sát ngoài đôn đốc, nhắc nhở, xử lý kịp thời, nghiêm khắc còn để phát hiện những tấm gương người tốt, việc tốt, tập thể tốt để nhân rộng.

Trước tình trạng vẫn còn một số nơi chưa xử lý nghiêm khắc giáo viên vi phạm, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo 63 sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành, nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết không cho đứng lớp chứ không đẩy từ lớp nọ sang lớp kia. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định của pháp luật.

Thc Trân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)