Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Kiến thức cơ bản xử trí khi bị ngạt khí

Tạp Chí Giáo Dục

BS. Võ Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM khẳng định người dân cần phải có kiến thức cơ bản cũng như biết cách xử lý để tự bảo vệ mình trước những tình huống ngạt khí. Theo BS. Huy thì những khí độc gây ra các vụ chết người chủ yếu là CH4, CO, CO2… “Ngoài chuyện ngạt khí do cháy, thì việc dễ gây ngộ độc khí là các phòng máy lạnh có quá đông người. Ở nước ta, có những phòng học, phòng làm việc lắp máy lạnh nhưng số lượng người chật chội, máy lạnh chạy không đủ công suất. Bên cạnh đó, nhiều phòng máy lạnh không lắp đặt quạt hút, không khí trong phòng không luân chuyển kịp. Lượng người quá đông thở ra lượng khí CO2 lớn. Khi chúng ta hít phải khí do chính mình thải ra, lượng CO2 trong máu tăng. Ban đầu nạn nhân có cảm giác hô hấp bị kích thích như thở nhanh hơn, nhưng để lâu nạn nhân sẽ bị ức chế, thở chậm dần và lịm đi. Nhiều trường hợp tài xế ngủ quên trong xe hơi bị tử vong cũng do nguyên nhân như trên”.
BS. Huy lưu ý: “Khi nạn nhân bị ngạt khí được đưa ra, có thể xử trí ban đầu bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt. Nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao. Trường hợp ngộ độc khí CO nghiêm trọng, phải đặt nội khí quản trợ thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh… Có thể nói, cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện”.
TRÂM ANH

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)