Tổ chức manh mún, hoạt động bát nháo là hai nét cơ bản của thị trường taxi tại Hà Nội sau một tuần Bộ GTVT tổ chức thanh tra. Mới tiến hành thanh tra 4 hãng, nhưng đã có 2 hãng bị Thanh tra Bộ GTVT ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Làm ăn chụp giật
Chỉ có 5 xe, họ cũng được cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải taxi. Dưới góc độ kinh doanh, tôi không hiểu làm thế nào để đầu tư có lãi được với cách làm manh mún như vậy” – ông Nguyễn Xuân Hào – Chánh Thanh tra Bộ GTVT – tỏ vẻ “không tin được” khi nói về Hãng taxi Mùa Xuân đã bị đình chỉ hoạt động.
Tổ chức manh mún, cho thuê thương hiệu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bát nháo của taxi Hà Nội (ảnh minh hoạ). Ảnh: L.Q.V |
Taxi Mùa Xuân thuộc Cty CP Hùng Hải Khuê không phải là hãng taxi duy nhất ở Hà Nội có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong danh sách các hãng taxi sẽ bị thanh tra “sờ gáy” lần này, có 6 hãng có số xe đăng ký dưới 40 chiếc. Còn theo số liệu của Sở GTVT Hà Nội, hiện TP có 114 hãng taxi với khoảng 16.000 đầu xe, trong đó có đến 43% đăng ký hoạt động với số đầu xe dưới 50 chiếc, chưa kể hàng nghìn xe taxi dù nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. So sánh với TPHCM – nơi có hoạt động taxi sôi động với số đầu xe khoảng 15.000, nhưng cũng chỉ có 36 hãng taxi.
Hãng taxi Phú Gia thuộc Cty TNHH dịch vụ vận tải Phú Gia đăng ký hoạt động với 14 đầu xe, nhưng trong quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện hãng này thực chất chỉ có 4 xe, còn 10 xe phải trả tiền hằng tháng để sử dụng thương hiệu taxi Phú Gia. Theo đó, mỗi xe bên ngoài muốn “dán nhãn” Phú Gia phải trả 800.000 đồng/tháng. Nói cách khác, Cty Phú Gia đã cho thuê “quyền sử dụng” giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải taxi của mình. Ngay lập tức, hãng này cũng đã bị Thanh tra Bộ GTVT đình chỉ hoạt động.
Với tổ chức manh mún, cho thuê thương hiệu rồi bỏ mặc lái xe muốn làm gì thì làm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bát nháo của taxi Hà Nội. Gian lận số đo kilômét, bắt chẹt khách, đỗ xe không đúng nơi quy định, tranh giành khách… là những hiện tượng đã được người dân phản ánh nhiều lần. Vụ việc điển hình nhất gần đây chính là trường hợp của lái xe Hãng taxi Phú Gia, đã đòi hai khách nước ngoài 200USD cho quãng đường chỉ khoảng 10km rồi lấy luôn điện thoại iPhone của khách để quên trên xe.
Không chỉ có hãng nhỏ mới tồn tại vi phạm, như qua kiểm tra Taxi Thanh Nga có 622 đầu xe, nhưng chỉ có trên 700 lái xe, vì vậy có những xe được giao khoán 24/24h cho tài xế. Điều này vừa vi phạm Luật Lao động, vừa không quản được hoạt động của mỗi xe. Thêm nữa, màu xe của hãng chưa đồng nhất theo quy định mới.
Phải quản từ gốc
Theo ông Nguyễn Xuân Hào, hiện chưa có điều cấm cấp phép cho DN kinh doanh vận tải taxi có số lượng đầu xe ít. “Ngoài mục tiêu chấn chỉnh hoạt động của các hãng taxi, chúng tôi dự định sẽ đề nghị chấn chỉnh những điều kiện, quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải taxi cho phù hợp với bối cảnh hiện nay” – ông Hào cho biết.
Được biết trong 3 năm qua, cơ quan chức năng Hà Nội cũng đã đình chỉ hoạt động của 6 DN kinh doanh vận tải taxi. Tuy nhiên, thực trạng kiểm tra trong tuần vừa qua của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy việc quản lý hoạt động kinh doanh taxi còn rất lỏng lẻo. Các hãng taxi đua nhau thành lập, hoạt động mà ít được cơ quan quản lý ngó ngàng đến. Còn tài xế được giao khoán xe hay đi mua thương hiệu của hãng để tự do kinh doanh, hoạt động mà không chịu sự quản lý trực tiếp.
Hãng taxi Phú Gia thuộc Cty TNHH dịch vụ vận tải Phú Gia đăng ký hoạt động với 14 đầu xe, nhưng trong quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện hãng này thực chất chỉ có 4 xe, còn 10 xe phải trả tiền hằng tháng để sử dụng thương hiệu taxi Phú Gia. Theo đó, mỗi xe bên ngoài muốn “dán nhãn” Phú Gia phải trả 800.000 đồng/tháng. Nói cách khác, Cty Phú Gia đã cho thuê “quyền sử dụng” giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải taxi của mình. Ngay lập tức, hãng này cũng đã bị Thanh tra Bộ GTVT đình chỉ hoạt động.
Với tổ chức manh mún, cho thuê thương hiệu rồi bỏ mặc lái xe muốn làm gì thì làm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bát nháo của taxi Hà Nội. Gian lận số đo kilômét, bắt chẹt khách, đỗ xe không đúng nơi quy định, tranh giành khách… là những hiện tượng đã được người dân phản ánh nhiều lần. Vụ việc điển hình nhất gần đây chính là trường hợp của lái xe Hãng taxi Phú Gia, đã đòi hai khách nước ngoài 200USD cho quãng đường chỉ khoảng 10km rồi lấy luôn điện thoại iPhone của khách để quên trên xe.
Không chỉ có hãng nhỏ mới tồn tại vi phạm, như qua kiểm tra Taxi Thanh Nga có 622 đầu xe, nhưng chỉ có trên 700 lái xe, vì vậy có những xe được giao khoán 24/24h cho tài xế. Điều này vừa vi phạm Luật Lao động, vừa không quản được hoạt động của mỗi xe. Thêm nữa, màu xe của hãng chưa đồng nhất theo quy định mới.
Phải quản từ gốc
Theo ông Nguyễn Xuân Hào, hiện chưa có điều cấm cấp phép cho DN kinh doanh vận tải taxi có số lượng đầu xe ít. “Ngoài mục tiêu chấn chỉnh hoạt động của các hãng taxi, chúng tôi dự định sẽ đề nghị chấn chỉnh những điều kiện, quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải taxi cho phù hợp với bối cảnh hiện nay” – ông Hào cho biết.
Được biết trong 3 năm qua, cơ quan chức năng Hà Nội cũng đã đình chỉ hoạt động của 6 DN kinh doanh vận tải taxi. Tuy nhiên, thực trạng kiểm tra trong tuần vừa qua của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy việc quản lý hoạt động kinh doanh taxi còn rất lỏng lẻo. Các hãng taxi đua nhau thành lập, hoạt động mà ít được cơ quan quản lý ngó ngàng đến. Còn tài xế được giao khoán xe hay đi mua thương hiệu của hãng để tự do kinh doanh, hoạt động mà không chịu sự quản lý trực tiếp.
Ông Hào cho biết: “Đây là lần đầu tiên Thanh tra Bộ GTVT thanh tra hoạt động taxi tại hai thành phố lớn, danh sách kiểm tra do Sở GTVT Hà Nội lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra chúng tôi sẽ có những tình huống kiểm tra bất ngờ để tìm ra những vi phạm trong hoạt động kinh doanh, nhằm chấn chỉnh tận gốc”. Ông Hào cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế khi tiến hành thanh tra theo kế hoạch, đó là khó phát hiện được xe gắn thiết bị gian lận cước bởi tài xế có thời gian chuẩn bị, thêm nữa DN cũng có thể tìm cách “lách hay ém” hồ sơ những xe thuê thương hiệu hoạt động.
Vinh Hải
Theo Lao Động
Bình luận (0)