Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Kính hỗ trợ người khiếm thị đọc sách

Tạp Chí Giáo Dục

Day dt trưc nhng thit thòi trong vic tiếp cn tri thc ca ngưi khiếm th khi ngoài hình thc đc sách ni va to, dày, sng sách ít, đc bit là giá thành rt mc thì h không còn s la chn nào khác, hai hc sinh Vũ Phương Tho – lp 12CV1 và Nguyn Hoàng Minh Khôi – lp 12CL2, Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong (TP.HCM) đã nghiên cu chế to ra kính h tr đc văn bn dành cho ngưi khiếm th.

Phương Tho và Minh Khôi đang kim tra kính h tr đc văn bn cho ngưi khiếm th

Nghiên cứu trên đã xuất sắc vượt qua gần 500 đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Nam năm 2018 để giành giải nhất, và là đề tài duy nhất của TP.HCM được tham dự cuộc thi quốc tế tại Mỹ trong tháng 5 tới.

Chiếc kính có nhiu chc năng

Một bạn thân của Phương Thảo có người chị bị khiếm thị. Em cho biết bản thân luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh đầy khó nhọc của chị khi đọc những trang sách nổi trong mỗi lần qua nhà bạn chơi. “Bạn em nói chị ấy rất thích đọc sách. Nhưng những cuốn sách nổi vừa to, vừa dày mà rất mắc tiền, số lượng đầu sách lại không nhiều”, ý tưởng phải làm một điều gì đó để giúp người khiếm thị đọc sách đã xuất hiện trong Phương Thảo như thế.

Có chung đam mê về công nghệ thông tin, Phương Thảo rủ rê Minh Khôi cùng thực hiện. Ban đầu, hai em định nghiên cứu làm một phần mềm hỗ trợ đọc sách trên điện thoại cho người khiếm thị nhưng không khả thi vì người khiếm thị đã không thể nhìn thấy gì thì rất khó để thao tác trên điện thoại. “Người khiếm thị bị khiếm khuyết ở mắt. Vậy tại sao mình không làm cái gì đó để làm thay chức năng khiếm khuyết đó của họ”, đôi bạn đặt câu hỏi. Và kính hỗ trợ đọc văn bản dành cho người khiếm thị được hai em lựa chọn nghiên cứu.

“Thoạt đầu chúng em hướng đến sản phẩm kính khi người khiếm thị đeo vào thì sẽ kích thích não, truyền đi tín hiệu của văn bản. Nhưng ý tưởng này quá phức tạp. Sau cùng, chúng em dựa vào phần mềm giải toán trên điện thoại (dùng điện thoại chụp bài toán sẽ tự động cho ra kết quả) để thực hiện sản phẩm”, Minh Khôi chia sẻ.

Theo Minh Khôi, dựa theo phần mềm này, kính sẽ hoạt động theo cơ chế: sau khi bật công tắc, kính sẽ tự động định dạng văn bản bằng camera, chuyển văn bản thành âm thanh. Âm thanh này sẽ được phát ra ngoài điện thoại thông qua một phần mềm. Tuy nhiên, Minh Khôi cho biết tưởng đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì khó khăn mới bắt đầu… lộ diện. “Chúng em nhận ra rằng ngoài camera, để có thể hỗ trợ người khiếm thị một cách tối đa nhất trong việc đọc sách thì sản phẩm phải có sự hoàn thiện, cần phải được trang bị thêm nhiều cảm biến, có sự tự động điều chỉnh về môi trường để camera có thể hoạt động tốt. Nếu văn bản được người khiếm thị đặt nghiêng, đặt xa quá, gần quá thì kính sẽ xử lý như thế nào”, Phương Thảo đặt vấn đề.

Từ những băn khoăn đó, qua hàng trăm lần thử nghiệm trong suốt 5 tháng, nhóm nghiên cứu mới cho ra lò sản phẩm kính với cấu tạo gồm 1 camera đặt chính giữa kính (ngay sống mũi), 1 cảm biến khoảng cách để camera có thể hoạt động tốt, 1 cảm biến ánh sáng giúp điều chỉnh ánh sáng cho văn bản, 2 cục pin lipo và 1 phần mềm trên điện thoại. Kính được kết nối với phần mềm điện thoại bằng giao thức RTSP cho phép truyền hình ảnh từ camera sang điện thoại. “Khoảng cách lý tưởng nhất từ kính đến văn bản là 30-60cm. Với những trường hợp văn bản được đặt quá xa, quá gần, nghiêng trái hay nghiêng phải, lệch trái hay lệch phải so với kính thì cảm biến sẽ phát âm thanh để người dùng điều chỉnh lại văn bản cho phù hợp. Ngoài ra, nếu văn bản được đặt ở chỗ tối quá hay sáng quá, qua cảm biến ánh sáng, kính sẽ tự động cân bằng lượng ánh sáng để sao cho camera có thể chụp được hình ảnh”, Phương Thảo giải thích.

Ngưi khiếm th cũng cn đưc đc sách

Khâu khó khăn nhất khi nghiên cứu ra kính hỗ trợ đọc văn bản cho người khiếm thị, theo nhóm nghiên cứu là việc tìm ra được phần mềm đọc sách trên điện thoại hỗ trợ chuyển chữ thành âm thanh dành riêng cho người khiếm thị. “Phần mềm sơ khai ban đầu chỉ hỗ trợ đọc văn bản tiếng Anh mà không cho phép nhận diện tiếng Việt. Trong khi đó, tiếng Việt là ngôn ngữ Latinh cực kỳ phức tạp, với những dấu, thanh, và rất nhiều trường hợp từ đa nghĩa. Để khắc phục điều này, chúng em dần dần cải thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống nhận diện văn bản”, Minh Khôi kể lại.

Để có thể đưa ra phần mềm hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu đã có 7 tháng “mất ăn mất ngủ” ròng rã tìm đọc những cuốn sách về lập trình, tìm hiểu thêm trên mạng những mã nguồn mở về nhận diện hình ảnh. “Chúng em thường tận dụng thời gian vào ban đêm để làm việc. Ba mẹ ban đầu cũng không hề ủng hộ vì cho rằng tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi đã là học sinh cuối cấp. Nhưng khi nhận thấy việc con làm là ý nghĩa và đem lại những kiến thức bổ ích nên đã khuyến khích”, Phương Thảo nhớ lại.

Sau khi nghiên cứu ra sản phẩm, nhóm nghiên cứu đã có 3 lần cho người khiếm thị trải nghiệm sản phẩm tại Hội Người mù TP.HCM và Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. “Người khiếm thị tỏ rõ sự thích thú khi được dùng thử nghiệm sản phẩm, mặc dù cũng phản ánh là sản phẩm hơi nặng nhưng họ mong muốn sớm được dùng kính để đọc sách mỗi ngày”, Phương Thảo vui mừng chia sẻ.

Đánh giá cao sản phẩm kính của nhóm nghiên cứu, cô Hà Thanh Vân (Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu) chia sẻ rằng, thật ra người khiếm thị, đặc biệt là học sinh khiếm thị rất thích đọc sách nhưng hiện tại việc đọc sách đối với họ lại không mấy dễ dàng. “Sản phẩm có tính ứng dụng rất cao. Khi đưa vào sử dụng, sản phẩm sẽ không chỉ giúp cuộc sống của người khiếm thị thêm phong phú mà đặc biệt còn có ý nghĩa trong việc đưa tri thức đến gần hơn với người khiếm thị”, cô Vân nhấn mạnh.

Với mong muốn sản phẩm có thể sớm được đưa vào thực tế, nhóm nghiên cứu cho biết vẫn đang mỗi ngày hoàn thiện thêm sản phẩm. “Hiện tại, kính đã có thể xử lý được trường hợp văn bản nghiêng. Tuy nhiên, với trường hợp văn bản bị ngược thì kính chưa hỗ trợ được do tính phức tạp. Bởi nhiều chữ khi đặt ngược vẫn gây hiểu nhầm là đúng, gây khó cho quá trình nhận diện chữ”, Minh Khôi chia sẻ.

Đôi bạn hy vọng trong thời gian gần, nhất là chuyến đi Mỹ sắp tới, sản phẩm sẽ thật sự hoàn thiện để giới thiệu với bạn bè năm châu.

Y.Hoa

Bình luận (0)