Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Kinh ngạc loài cá biết bắt mồi trên cạn

Tạp Chí Giáo Dục

Những con cá thuộc họ cá killi có nhiều đặc điểm khác thường, thậm chí còn có thể bắt mồi trên cạn.
Ở châu Phi và Nam Mỹ, những con cá killi phải thích nghi với tình trạng thiếu nước và lượng nước ở sông hồ thay đổi đáng kể theo mùa. Cá nở ra từ trứng thường vào mùa mưa, khi hồ đầy nước. Chúng nhanh chóng trưởng thành rồi đẻ trứng liên tục cho tới khi các hồ cạn nước rồi chết. Cá killi không trưởng thành như những họ cá khác, nhiều loài chỉ sống trong vòng một năm, thậm chí dưới ba tháng.
Kinh ngạc loài cá biết bắt mồi trên cạn
Cá killi được coi là một trong những sinh vật có xương có vòng đời ngắn nhất.
Trứng có thể tồn tại qua mùa khô ở trạng thái nghỉ, phôi ngừng phát triển, chờ tới mùa mưa tiếp theo. Chu trình này lặp đi lặp lại và thường rất ngắn. Cá killi màu lam ngọc (Nothobranchius furzeri) ở vùng xích đạo châu Phi có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 10 tuần.
Cá sống trong các khu vực ngập mặn ( Kryptolebias marmoratus) có cả cơ quan sinh sản đực và cái trên cùng một cá thể. Những con cá này thuộc loài có xương sống duy nhất được biết đến với đặc điểm sinh sản lưỡng tính, tự thụ tinh và tạo ra bản sao của chính mình. Đây cũng là loài cá chủ yếu hô hấp qua da.
Theo BBC, loài cá này có thể thích nghi với môi trường không có nước, sống và săn mồi trên cạn, thậm chí chúng còn được tìm thấy trên cây. Các kết quả kiểm tra cho thấy chúng ở trên cạn được 66 ngày.
Khi ở trên cạn, chúng di chuyển bằng cách xoay vặn thân, đập đuôi xuống đất tạo lực. Bằng cách này, con cá có thể "bật lên" để bắt mồi. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã quan sát thấy chúng sử dụng kỹ thuật này để bắtdế và côn trùng ở trên cao.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)