Chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông từ nhiều năm nay đã trở thành chuyện thời sự nóng hổi. Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh chán học và học kém môn lịch sử, nhất là ở lớp cuối cấp. Chúng ta không thể đòi hỏi việc giảm tải vì dù học chương trình phân ban hay không phân ban thì gánh nặng kiến thức là điều không thể tránh khỏi trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Làm sao để học sinh thấy hứng thú và chịu học lịch sử là sự trăn trở của rất nhiều người cầm phấn có tâm huyết. Qua 5 năm áp dụng đề tài này, tôi xin đúc kết một vài thiển ý.
Bắt đầu từ bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tôi cho các em hát bài Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam của Đỗ Minh để tô đậm thêm ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này.
Hay để minh họa cho bài Nhật nhảy vào Đông Dương (9-1940), tôi hướng dẫn các em sử dụng những bài hát có đề cập trong sách giáo khoa Lịch sử 12 như: Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Tiếng gọi thanh niên (Lưu Hữu Phước). Đây là những bài hát khích lệ tinh thần yêu nước chống xâm lược mà thực dân Pháp cho phép người Việt Nam được hát để nhân dân ta lầm tưởng chúng là bạn chứ không phải là thù. Trong hoàn cảnh đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 5-1941 đã chỉ rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn đế quốc – phát xít và chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Nội dung của bài hát Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi) đã chỉ rõ “Loài phát xít cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình. Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình. Đồng bào tuốt gươm vùng lên!”. Trong chiến công chống phát
Khi thực hiện, chắc chắn chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn và khó khăn lớn nhất là vì các em rất xa lạ với loại nhạc “đỏ” này. Có nhiều em chỉ thuộc duy nhất một bài Tiến quân ca nhưng lại không hề biết tác giả là ai. Vì vậy, trước khi dạy một bài học mới, tôi đều chú ý dặn các em tìm lời hoặc nghe trước những bài hát có liên quan. Trong thời buổi công nghệ thông tin thì điều này không khó lắm, nhất là khi các em lại có nhiều phương tiện như đĩa nhạc, điện thoại di động… |
xít Nhật, hình ảnh người liên lạc nhỏ tuổi Kim Đồng vẫn còn sống mãi khi các em cất lên bài hát Kim Đồng của nhạc sĩ Phong Nhã.
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, ngày 15-5-1945 có sự hợp nhất hai lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã kịp thời sáng tác bài Giải phóng quân với giai điệu thật hào hùng: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về”.
Người dạy lịch sử còn phải cho học sinh của mình biết hoàn cảnh ra đời của bài Tiến quân ca để các em không còn cười cợt mỗi khi chào cờ, khi dạy bài Cách mạng tháng Tám thành công. Sau đó, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Vừa mới hưởng 21 ngày độc lập ngắn ngủi, nhân dân miền Nam đã phải đối mặt với cuộc kháng chiến mới chống thực dân Pháp tái xâm lược. Âm hưởng của bài Nam bộ kháng chiến như một lời tuyên thệ, lời hiệu triệu toàn dân: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”. Tôi cho các em biết tác giả của ca khúc được khán thính giả Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM bình chọn là ca khúc truyền thống hay nhất qua mọi thời đại này là Tạ Thanh Sơn, một thầy giáo đã từng tham gia lực lượng Thanh niên Tiền Phong trong cách mạng Tháng Tám.
Chưa đầy ba tháng sau, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch vừa dứt, điện Hà Nội vụt tắt, nó là hiệu lệnh nổ súng vào kẻ thù xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, bài Chiến sĩ Việt Nam của Văn Cao vang lên thật bi tráng bởi những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”: “Bao chiến sĩ anh hùng. Lạnh lùng vung gươm ra sa trường”.
Có nhiều ca khúc có thể phục vụ được cho lịch sử Việt Nam năm 1949. Đó là những bài kể về tội ác của kẻ thù như Quê em (Nguyễn Đức Toàn), Con kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh) hay dõi theo bước chân của anh Vệ quốc: Hành quân xa (Đỗ Nhuận) với tâm niệm Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi; nhạc sĩ Trần Hoàn đã dặn dò người ở lại trong Lời người ra đi “Dù kháng chiến còn trường kỳ, và còn gian khổ thì nay mai là ngày về huy hoàng của Việt Nam”.
Năm 1950, lần đầu tiên ta chủ động mở một chiến dịch lớn: Chiến dịch Biên giới. Đây là chiến dịch mà Bác Hồ theo sát bộ đội, chỉ đạo từng trận đánh, từ đó nảy ra tứ thơ Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục). Từ đây cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn tổng phản công với chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Các em sẽ cùng Hò kéo pháo (Hồng Vân) với bộ đội pháo binh, cùng ca vang Chiến thắng Điện Biên khi phân tích ý nghĩa của chiến công vượt không gian và thời gian này “Núi sông bừng lên. Đất nước ta sáng ngời. Cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời. Thế giới đang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình”.
Về hình thức trình bày các bài hát nói trên có thể tùy điều kiện từng lớp. Có lớp chỉ đơn ca nhưng có lớp hát tốp ca và một số lớp lại đồng ca cả lớp. Giáo viên có thể cộng điểm khuyến học sao cho nhiều em hào hứng tham gia chứ không nên chỉ cộng điểm cho một vài em có năng khiếu nổi bật. Trước khi các em biểu diễn ta có thể đề nghị các em phân tích ý nghĩa của bài hát, qua đó khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
Vì thời gian hạn hẹp của một tiết học nên việc minh họa các ca khúc lịch sử phải linh hoạt tùy công việc của lớp, có thể vào lúc kiểm tra miệng hoặc ở gần cuối tiết học để kết thúc bài hay ngay vào lúc cần minh họa cho nội dung đang học.
Bài hát của giai đoạn lịch sử Việt Nam thời chống Mỹ 1954-1975 còn phong phú hơn nhiều, do đó sẽ được trình bày trong một dịp khác.
Rất mong được quý đồng nghiệp góp ý, bổ sung để mỗi tiết lịch sử sẽ là sự chờ đợi của người đi học.
Nguyễn Thị Nguyệt
(Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, quận Tân Bình)
Bình luận (0)