Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Kinh nghiệm làm bài thi đại học môn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Trước hết để thấy được hướng giải quyết 1 bài hóa học, thì các em nên tóm tắt, phân tích, tổng hợp các dữ kiện trên đề để vẽ sơ đồ lời giải rồi mới giải.
Khi giải cần trình bày thật gắn gọn hoặc có thể viết tắt các từ thông thường hay sử dụng để tiết kiệm thời gian và giảm sự mệt nhọc trong quá trình làm bài chẳng hạn tên gọi các định luật ta có thể viết tắt ( ĐLBTKL: Định luật bảo toàn khối lượng; ĐLBTĐ: Định luật bảo toàn điện tích ; ĐLTPKĐ: Định luật thành phần không đổi; …).
Khi viết phản ứng ta có thể không nên ghi là theo đề ta có phản ứng mà chỉ cần ghi: pứ; không nên dùng các từ chuyển ý dài dòng như: mặt khác; mặt khác ta lại có,… mà ta chỉ cần ghi là: mà; do; nên; có; …
Khi vẽ bảng biện luận ta cũng không cần ghi vào bài làm là ta có bảng biện luận mà chỉ cần vẽ bảng thôi là đủ;… tóm lại các từ chuyển ý hay các điều giải thích mang tính hiển nhiên thì không tính điểm nên ta ghi thật ngắn hoặc không cần ghi cũng được!
Đối với các loại câu hỏi giáo khoa như nêu hiện tượng hoặc giải thích điều gì đó từ phản ứng. Nếu ta chưa thấy hướng trả lời, thì trước tiên ta viết phản ứng rồi cân bằng phản ứng sau đó nhận xét lại các phản ứng thì chắc chắn sẽ có hướng trả lời!
Đối với những câu biện luận tìm chất, thì ta không nên chọn cách giải lý luận để dẫn đến kết luận ( vì các em không khéo lý luận) nên ta chỉ cần kết luận rồi sau đó giải thích bằng cách viết phản ứng (nếu có).
Vì các phản ứng trên bài giải thường là có điểm, do đó các em cố gắng ghi đầy đủ các phản ứng vào bài làm mặc dù không giải được câu hỏi đó. Cần nhớ phản ứng được điểm khi viết đúng và cân bằng chính xác, đồng thời phải ghi điều kiện phản ứng nếu có!
Phải giải hoàn chỉnh đến đáp số mới có điểm cao, dó đó không nên bỏ giữa chừng trừ khi không giải được tiếp!

Bình luận (0)