Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kinh nghiệm làm văn nghị luận xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh lun văn hc và ngh lun xã hi đưc coi là “đôi tay hoàn chnh và song hành” s dng nhiu trong các bài thi, bài kim tra b môn ng văn trưng ph thông. Hưng dn k năng đ hc sinh làm tt kiu bài ngh lun xã hi là công vic không th thiếu ca giáo viên b môn.

Hc sinh THCS trong tiết hc môn ng văn. Ảnh: Y.Hoa

Kiểu bài nghị luận xã hội thường chiếm 3 điểm trong đề thi mà thời lượng dạy ở chương trình không nhiều, chỉ trong 6 tiết cho khối 9 và khối 12.

Trước hết, về khâu xác định yêu cầu đề, đây được coi là kim chỉ nam cho cả hành trình làm bài vì xác định đúng yêu cầu đề sẽ quyết định bài làm đạt yêu cầu hay không của học sinh. Bởi lẽ, nếu xác định yêu cầu sai hoặc chưa toàn diện thì học sinh sẽ dễ lạc đề, lệch hướng hoặc bài thi thiếu hoàn chỉnh. Khi đứng trước một đề bài, học sinh phải đọc hết đề, hiểu kỹ đề, xác định đúng yêu cầu của đề. Muốn vậy, các em phải giữ tâm thái bình tĩnh, thoải mái, thận trọng khi đọc đề. Về hành động, học sinh phải gạch dưới các từ ngữ in đậm, các từ ngữ quan trọng. Về trí tuệ, học sinh phải kết nối với mạch logic trong đề.

Trong bài viết này, tôi xin được tập trung tổng hợp những kinh nghiệm xác định các ý phần thân bài. Theo đó, có nhiều cách chia ý cho thân bài. Trước hết có thể chia ý cho thân bài theo cách đặt từ trọng tâm. Với nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý, học sinh có thể đi theo sườn bài với các từ ngữ trọng tâm: giải – phân – bác – đánh – thân. Chính là: giải thích tư tưởng đạo lý; phân tích tư tưởng đạo lý; bác bỏ những mặt chưa đúng trong đề bài; đánh giá tính phù hợp của tư tưởng đạo lý trong xã hội ngày nay; liên hệ bản thân xem đã làm được gì với tư tưởng đạo lý đó. Với nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống thì theo: giải – thực – nguyên – hậu – biện – thân. Chính là: giải thích, nêu lên thực trạng, tìm ra nguyên nhân, hậu quả mà hiện tượng đời sống đó đang để lại là gì? Liên hệ bản thân xem đã làm gì để góp phần với xã hội trong quá trình giải quyết thực trạng của hiện tượng đời sống. Chia ý cho thân bài, mỗi câu hỏi sẽ là một ý cho thân bài. Có thể sử dụng các câu hỏi để giải quyết yêu cầu của đề. Những câu hỏi như: Là gì? Biểu hiện thế nào? Những mặt đối lập của nó? Bản thân đã làm gì?… Nhìn vào dàn bài chung có thể thấy công thức ở bài nghị luận xã hội gồm 3 ý lớn: Trong đó ý 1 (giải thích) và ý 3 (liên hệ và rút ra bài học) là quá rõ ràng. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh là phải định hướng cụ thể cho ý 2 (bàn luận). Trong ý 2, khi viết bài học sinh phải tìm ra những biểu hiện của vấn đề những phản biện của bản thân cho vấn đề.

Mt bài văn đm bo đúng cu trúc, không sai các loi li, trình bày sch đp s to đưc cm tình tt vi giám kho, ha hn v đim s tt.

Xác định phạm vi dẫn chứng là một vấn đề cũng rất quan trọng góp phần cho bài viết càng thêm sinh động, thuyết phục. Vậy cần lấy nguồn dẫn chứng ở đâu, bao nhiêu là vừa đủ? Nguồn dẫn chứng học sinh có thể tìm kiếm trên internet. Đây là một kho dẫn chứng vô cùng phong phú, đa dạng về đủ các vấn đề trong xã hội để học sinh sử dụng trong bài viết của mình. Tuy nhiên, điều nên nhớ là không phải lấy dẫn chứng nào cũng được vì dẫn chứng cũng có yêu cầu của nó. Trước hết, dẫn chứng cần phù hợp với yêu cầu của đề, có liên quan tới đề. Khi làm bài, dẫn chứng càng mới thì càng có tính thời sự. Những dẫn chứng quá quen thuộc thì không nên tiếp tục sử dụng. Muốn vậy cần chịu khó đọc báo, nghe đài, truy cập từ nguồn internet. Do dẫn chứng phong phú nên người viết cần tiết chế khi sử dụng. Không thể một bài văn có độ dài 1 trang giấy mà có tới 4, 5 thậm chí nhiều hơn nữa về dẫn chứng. Chỉ cần 2 đến 3 dẫn chứng là vừa đủ cho một bài văn tiếp tục. Yêu cầu cao hơn, dẫn chứng đưa ra phải là hay nhất, tạo ấn tượng nhất cho mình và cho người chấm điểm. Trong giới hạn 200 từ, bài thi vẫn có đủ 3 phần (mở, thân, kết) và đảm bảo được tính hoàn chỉnh (đúng bố cục, thân bài chia đoạn rõ ràng) với từng đoạn thì phải có mở đoạn thân đoạn, kết đoạn và thân đoạn phải có các ý rõ ràng.

Khi làm bài tiếp tục phải biết phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo thể hiện ngay hình thức bài thi, nội dung một phần bài thi. Sự sáng tạo trong bài làm sẽ được đánh giá cao và khuyến khích cộng thêm điểm cho bài làm. Cuối cùng, nên cẩn trọng khi viết câu, sử dụng từ để không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Một bài văn đảm bảo đúng cấu trúc, không sai các loại lỗi, trình bày sạch đẹp sẽ tạo được cảm tình tốt với giám khảo, hứa hẹn về điểm số tốt.

Hoàng Long Trng
(Trưng THCS Văn Lang, Q.1, TP.HCM)

 

Bình luận (0)