Nước Mỹ chính là thiên đường shopping với rất nhiều những mart (chợ), mall (phức hợp nhiều cửa hàng), store (cửa hàng), outlet (điểm bán sản phẩm xuất phát thẳng từ nhà máy sản xuất).
Bạn nên đến Mỹ vào những dịp lễ lớn – mùa big sales ở Mỹ
Đừng quên mang theo những chiếc túi để đựng đồ.
Đến nước Mỹ, bạn có thể "mua sắm mệt nghỉ" mà theo cách nói của người Mỹ là "shop til you drop". Tuy nhiên, có một số điều bạn nên biết trước đi "mua sắm mệt nghỉ" ở Mỹ.
Bạn nên đến Mỹ vào những dịp lễ lớn – mùa big sales ở Mỹ
– “Shopping ở Mỹ” luôn có một sức hút lớn đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Nếu bạn là dân “nghiện” shopping? Tốt nhất bạn nên mua tour vào những dịp lễ lớn của Mỹ. Đây là cơ hội để giới kinh doanh bán lẻ tại Mỹ tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi.
Thường mùa big sales tập trung vào các dịp: lễ Phục sinh (tháng 4), lễ Quốc khánh (ngày 4/7), dịp nghỉ hè với chương trình Summer sales hay lễ Tạ ơn với chương trình khuyến mãi kéo dài từ tuần thứ 3 của tháng 11 đến mùa Noel và Tết Dương lịch (cuối tháng 12).
Thường mùa big sales tập trung vào các dịp: lễ Phục sinh (tháng 4), lễ Quốc khánh (ngày 4/7), dịp nghỉ hè với chương trình Summer sales hay lễ Tạ ơn với chương trình khuyến mãi kéo dài từ tuần thứ 3 của tháng 11 đến mùa Noel và Tết Dương lịch (cuối tháng 12).
Bạn đừng ngại trả giá.
-Có vài “chiêu” để bạn có thể mua được hàng giá rẻ. Nếu phát hiện một lỗi nhỏ trên mặt hàng đang bày bán (một vết son nhỏ trên chiếc khăn lụa, một chiếc áo bị đứt nút hay một vết trầy trên ví da…) nếu biết cách thương lượng, bạn chỉ phải trả cái giá thấp hơn rất nhiều.
Nên nhớ là bạn đừng ngại trả giá. Bạn không nên chấp nhận giá đầu tiên mà họ đưa ra. Đừng ngại hỏi lại: “Đây có phải là giá thấp nhất mà ông (bà) có thể bán ra không?”. Nếu đi cùng hướng dẫn viên, bạn có thể nhờ họ trả giá giùm.
Bạn cũng có thể đến các Factory Outlet mua hàng hiệu giá rẻ (như quần áo, giày dép). Vì ở xa trung tâm thành phố nên giá bán tại các outlet rẻ hơn. Bạn có thể mua hàng sales off tại đây với giá giảm từ 25% – 40%. Dĩ nhiên, hàng khuyến mãi thường thiếu size hoặc thiếu các màu mình thích.
– Khi đi mua sắm, bạn nhớ mang theo túi vải hoặc loại túi nhựa đã được công nhận là "thân thiện với môi sinh" khi đi mua hàng ở San Francisco. Túi nhựa đã hoàn toàn bị cấm ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị… ở thành phố này từ năm 2007.
Nên nhớ là bạn đừng ngại trả giá. Bạn không nên chấp nhận giá đầu tiên mà họ đưa ra. Đừng ngại hỏi lại: “Đây có phải là giá thấp nhất mà ông (bà) có thể bán ra không?”. Nếu đi cùng hướng dẫn viên, bạn có thể nhờ họ trả giá giùm.
Bạn cũng có thể đến các Factory Outlet mua hàng hiệu giá rẻ (như quần áo, giày dép). Vì ở xa trung tâm thành phố nên giá bán tại các outlet rẻ hơn. Bạn có thể mua hàng sales off tại đây với giá giảm từ 25% – 40%. Dĩ nhiên, hàng khuyến mãi thường thiếu size hoặc thiếu các màu mình thích.
– Khi đi mua sắm, bạn nhớ mang theo túi vải hoặc loại túi nhựa đã được công nhận là "thân thiện với môi sinh" khi đi mua hàng ở San Francisco. Túi nhựa đã hoàn toàn bị cấm ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị… ở thành phố này từ năm 2007.
Đừng quên mang theo những chiếc túi để đựng đồ.
– Điều quan trọng cần nhớ khác là: tiền lẻ, tiền "plastic" đều rất cần. Bạn mua món hàng trị giá thấp nhất mà đưa tờ 100USD cho cô thâu ngân sẽ khiến cô ta chần chừ. Bạn mua nhiều món hàng hiệu thời trang, trị giá chung khoảng vài ngàn đôla thì nên thanh toán bằng thẻ tín dụng để tránh phải chờ lâu mất thời gian. Vì chắc chắn người ta sẽ kiểm tra từng tờ 100USD mà bạn đưa.
– Mua hàng ở Mỹ, bạn cũng nên chú ý đến nhãn hàng không chỉ để biết về giá mà còn biết về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng và nhiều hướng dẫn thiết thực khác. Đặc biệt, vài năm gần đây, khi tình hình kinh tế không phát triển suôn sẻ như trước, người Mỹ rất quan tâm đến nguồn gốc món hàng. Bây giờ họ chuộng mua những mặt hàng nào đính nhãn "Made in America", được sản xuất tại Mỹ, bởi công nhân Mỹ với các nguyên vật liệu Mỹ, cả đến bao bì và chất keo dán bao bì.
– Mua hàng ở Mỹ, bạn cũng nên chú ý đến nhãn hàng không chỉ để biết về giá mà còn biết về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng và nhiều hướng dẫn thiết thực khác. Đặc biệt, vài năm gần đây, khi tình hình kinh tế không phát triển suôn sẻ như trước, người Mỹ rất quan tâm đến nguồn gốc món hàng. Bây giờ họ chuộng mua những mặt hàng nào đính nhãn "Made in America", được sản xuất tại Mỹ, bởi công nhân Mỹ với các nguyên vật liệu Mỹ, cả đến bao bì và chất keo dán bao bì.
Theo yeudulich
Bình luận (0)