Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Kinh nghiệm sử dụng máy vi tính phục vụ giảng dạy – học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thầy giáo lập website giúp học sinh học tập

Làm sao cho máy vi tính trong tay học sinh không phải là một đồ chơi vô bổ, Nthậm chí có hại, mà là một công cụ hỗ trợ học tập thực sự? Một thầy giáo ở Pháp, đã bỏ ra nhiều tâm huyết giải đáp câu hỏi đó.

Một tổ chức giáo dục đã trang bị cho mỗi em lớp 4 và lớp 3 (tương đương lớp 6 và 7 ở Việt Nam) Trường Sainte – Marthe ở Tarascon (Pháp) một máy vi tính xách tay, nhằm giúp các em học tập tốt hơn, bằng công cụ hiện đại của công nghệ thông tin. Nhưng tiếc thay, các em dùng máy vi tính như một đồ chơi, suốt ngày truy cập những chương trình vô bổ nhảm nhí, mất thời gian, mất sức khỏe vô ích. Thầy Fabien Cregut dạy môn khoa học về cuộc sống và trái đất (tương tự môn khoa học thường thức ở Việt nam), rất bức xúc về tình trạng này. Thầy quyết dùng khả năng về công nghệ thông tin chuyển những máy vi tính đó thành công cụ phục vụ tốt giảng dạy và học tập, làm sao cho học sinh cảm thấy vui thích khi tự mình sử dụng máy vi tính để học, để khám phá những điều hay mới lạ của thiên nhiên và con người trên trái đất. Thầy cặm cụi xây dựng một website lấy tên là “Một năm ở trường của tôi”. Đến hôm nay website này đã có 480 trang, bao gồm bài giảng, tóm tắt, bài đọc thêm, hình vẽ, ảnh, sơ đồ, chuyện kể, câu hỏi… Thầy còn viết bài giảng về toán cho các lớp từ 6 đến lớp 4 (tương đương từ 4 đến 6 ở Việt Nam). Website không thay thế thầy giáo. Website mở ra một thế giới nhờ những tư liệu đã được chọn lọc, và hướng dẫn việc tự học ở nhà. Ở lớp thầy chỉ cho mở website vào khoảng cuối giờ để làm chung một bài tập vừa mới giảng. Website cũng không thay thế việc quan sát trên thực địa các kiến thức về thiên nhiên (thực vật, khoáng sản, sinh vật…). Thỉnh thoảng thầy yêu cầu học sinh dùng giấy vẽ lại hình hoặc sơ đồ trên mạng. Bảng đen dùng để giới thiệu và tóm tắt bài học vừa rồi. Cuối một bài giảng thầy yêu cầu học sinh tự ghi lại tóm tắt trong vở để luyện câu chữ, không được chép trong máy ra. Học sinh không được ỷ lại vào vi tính để lười ghi chép vào vở.

Bài học nào cũng theo quy trình: quan sát, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. Máy hiển vi số để bên cạnh vi tính, có thể kết nối với nhau. Nhờ một máy chiếu video, hình phải được chiếu lên màn, vì có như thế việc giảng giải mới trực quan, mới đảm bảo học sinh thực sự hiểu bài.

Ở nhà học sinh có thể học bài, ôn bài, làm bài, kiểm tra kiến thức qua vi tính, tìm hình, xem lại lời dặn của thầy để chuẩn bị cho bài học sau. Học sinh thấy rõ, nếu sử dụng máy vi tính các em hiểu bài kỹ hơn, nhớ lâu hơn, được tự mình khám phá nhiều điều mới lạ thú vị, và quan trọng nhất là cảm thấy vui thích khi học. Có em còn gửi mail cho thầy hỏi bài, được thầy gợi ý cách giải.

Có đến một phần ba các em lớp 6, lớp 5 (lớp 4, 5 ở Việt Nam) không có máy cá nhân, và gia đình cũng không có điều kiện sắm máy. Làm sao cho các em đó không cảm thấy thiệt thòi, và cũng được chia sẻ lợi ích do vi tính đem lại? Thầy ghi toàn bộ nội dung của website vào đĩa CDROM để các em tùy hoàn cảnh sử dụng; ở trường thầy bố trí hai em một máy để giúp nhau, làm sao cho em nào cũng có điều kiện làm quen với vi tính.

Từ nay học sinh đã có thói quen sử dụng vi tính như một công cụ học tập hiện đại, một phương tiện giải trí lành mạnh; phụ huynh an tâm thấy con em học tập tiến bộ, ngoan ngoãn.

Thầy Fabien Cregut nói: Tôi đã bỏ ra 14 giờ mỗi tuần để xây dựng website đó. Nhưng tôi rất vui vì đã đem lại lợi ích thực tế cho học sinh. Và hơn nữa, qua việc xây dựng website này tôi cũng rèn luyện được nghiệp vụ, có thêm nhiều thông tin mới hàng ngày xuất hiện trong thiên nhiên, xã hội mà tôi có thể chọn lọc, để bài giảng luôn luôn được cập nhật.

Công việc của thầy được đánh giá cao trong ngành giáo dục ở Pháp. Thậm chí ở nước ngoài, như Trường Song ngữ Pháp – Thái ở BangKok, website của thầy cũng được các thầy và học sinh sử dụng thường xuyên. Các học sinh học Trường Song ngữ Pháp Việt có thể truy cập vào địa chỉ www.monanneeau-college.com để tìm hiểu thêm công trình tâm huyết này của thầy Fabien Cregut.

(Trong Thế Giới Giáo Dục)

Phan Thanh Quang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)