Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kinh phí eo hẹp: Nguy cơ “chảy máu” tài năng thể thao

Tạp Chí Giáo Dục

Ban Văn hóa – Xã hi HĐND TP.HCM va t chc kho sát kết qu trin khai, thc hin Ngh quyết 05/2022 ca HĐND TP.HCM v mt s chính sách đc thù đi vi hun luyn viên (HLV), vn đng viên (VĐV) năm 2022 ti mt s đơn v. Ông Cao Thanh Bình – Trưng ban Văn hóa – Xã hi, HĐND TP.HCM làm Trưng đoàn. Phn ánh t cơ s cho thy, chế đ đãi ng đi vi HLV, VĐV không ch ít mà còn thiếu, trang thiết b phc v vic tp luyn hn chế. Theo đó nguy cơ “chy máu” các tài năng th thao là rt ln…


Đoàn công tác Ban Văn hóa – Xã hi HĐND TP giám sát ti Trung tâm Th dc th thao qun 5

Tin bi dưng trng tài ch 60 ngàn đng/bui

Khảo sát tại Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) quận 5, đoàn giám sát ghi nhận trung tâm có 41 bộ môn thể thao đang hoạt động, trong đó có 17 môn hưởng chế độ năng khiếu, hơn 1.500 VĐV hưởng chế độ tập huấn và thi đấu giải cấp TP, toàn quốc. Theo định mức tại Nghị quyết 05 thì đơn vị không đảm bảo cân đối được từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp và trong phạm vi nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó, đơn vị không thể thực hiện chi đầy đủ các chế độ theo Nghị quyết 05.

Ông Nguyễn Ngọc Tú – Giám đốc trung tâm – chia sẻ, không có một văn bản nào hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 05. Kinh phí 1.500 nội dung thi đấu phải hơn 9 tỷ đồng mới đủ nhưng quận chỉ cân đối được hơn 3 tỷ đồng – vừa tổ chức giải cấp quận, thi đấu cho TP, vừa huấn luyện. Ngoài ra, tiền thưởng của một giải quá thấp, chỉ đủ để mua cúp, làm cờ. Với những khó khăn này, các VĐV thi đấu vì màu cờ sắc áo là chính. Thậm chí tiền chi bồi dưỡng trọng tài quốc gia theo Thông tư liên tịch số 200 năm 2011 chỉ 60 ngàn đồng/ buổi…

Cũng theo ông Tú, đối với các VĐV thể thao, tuổi nghề ngắn, rủi ro rất cao, việc gặp chấn thương và giải nghệ luôn thường trực trong tập luyện và thi đấu. Nếu không sớm có chế độ đãi ngộ hợp lý với những HLV, VĐV xuất sắc có thể dẫn đến nguy cơ “chảy máu” tài năng thể thao. Bên cạnh đó, hiện trạng cơ sở vật chất một số câu lạc bộ xuống cấp, không đảm bảo phục vụ nhu cầu tập luyện cho nhiều đối tượng.

Tại Trung tâm Dịch vụ TDTT, ông Nguyễn Hữu Thành – Giám đốc trung tâm – cho biết, đối với các môn xã hội hóa như vật, kéo co, đẩy gậy, các VĐV không có chế độ thường xuyên mà có chế độ trong thời gian triệu tập tập huấn và thi đấu. Các HLV, VĐV được TP cử đi thi đấu chỉ được khen thưởng thành tích sau khi có giải. Còn kinh phí thường xuyên trong thời gian tập luyện không có. “Đây là khó khăn trong việc quản lý, triệu tập VĐV khi thi đấu”, ông Thành cho hay.

Theo ông Thành, hiện nay có một số bộ môn chưa được TP đầu tư, trang bị về trang thiết bị, công cụ tập luyện. Cụ thể như trang phục bơi chuyên nghiệp, xe đạp chuyên dụng… Theo đó các HLV, VĐV phải tự trang bị trong thời gian tập luyện phục vụ cho thi đấu.

Cn đm bo chế đ đ “gi chân” vn đng viên, hun luyn viên

Để tháo gỡ các khó khăn, Trung tâm TDTT quận 5 kiến nghị UBND TP có hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể Nghị quyết 05. Đồng thời, bổ sung nội dung chi đối với cấp quận về chế độ trợ cấp trách nhiệm thường xuyên cho HLV, VĐV; chế độ trợ cấp đẳng cấp nhằm thu hút và giữ chân các HLV, VĐV tham gia thi đấu cho quận. TP cấp kinh phí sửa chữa, xây mới một số dự án; nâng mức chi bồi dưỡng đối với trọng tài cấp quận…

Trung tâm Dịch vụ TDTT kiến nghị bổ sung đối tượng áp dụng Nghị quyết số 05 đối với các VĐV không nằm trong đội tuyển nhưng được triệu tập. Đây là lực lượng quan trọng và chiếm số lượng lớn ở các môn phong trào, các đối tượng này hiện đang tự túc kinh phí tập luyện.

Ghi nhận ý kiến của các đơn vị, ông Bình khẳng định, Nghị quyết 05 được đánh giá rất cao khi giữ chân HLV, VĐV, đồng thời khuyến khích việc đào tạo HLV, VĐV trong thời gian tới. Đây là một trong những nghị quyết được đánh giá là “mốc son lịch sử” của ngành TDTT. Trong quá trình triển khai, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP sẽ tiếp tục theo dõi, nhắc nhở các đơn vị quan tâm đảm bảo chế độ, thực hiện có hiệu quả nghị quyết.

Ông Bình nhìn nhận, một số bộ môn còn khó khăn do thiếu trang thiết bị, dụng cụ tập luyện. Cụ thể như tại Trung tâm Dịch vụ TDTT, ngay đến thảm luyện của bộ môn vật cũng hiếm; bộ môn kéo co, đẩy gậy chỉ khi có giải đấu mới huy động các VĐV về tập luyện để đi thi chứ không có nguồn cho VĐV rèn luyện. Chế độ cho HLV, VĐV dự thi cấp quốc gia, Luật Ngân sách quy định cấp nào quyết định, triệu tập lực lượng tham gia thi đấu thì cấp đó phải chi. Tuy nhiên, hiện nay một số giải cấp quốc tế, Tổng cục TDTT ra quyết định triệu tập HLV, VĐV của TP.HCM thi đấu và đề nghị TP.HCM phải chi nhưng TP lại không chi được khoản này. Nếu các giải đấu vận động xã hội hóa không đảm bảo nguồn lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cử đội tuyển đi thi.

“Các vướng mắc thuộc thẩm quyền Trung ương, TP sẽ phản ánh Trung ương, các bộ ngành xem lại để được đảm bảo hơn. Còn những vướng mắc khác sẽ kiến nghị TP, sở ngành xem xét tháo gỡ”, ông Bình cho hay.

Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, TP.HCM đề xuất giải pháp hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa – thể thao. Ông Bình cho rằng, nếu được thực hiện sẽ rất thuận lợi cho TP. Trong điều kiện ngân sách TP không đủ để tập trung đầu tư, việc kêu gọi xã hội hóa và hợp tác công – tư sẽ có nhiều công trình, dự án, sân chơi, địa điểm tập luyện TDTT…

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)