Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kinh tế số: Động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc cách mng công nghip ln th 4, kinh tế s (KTS) đang đưc xem là mt trong nhng đng lc quan trng hàng đu đ đưa Vit Nam tr thành nưc phát trin vào năm 2045. Chiến lưc quc gia phát trin KTS và xã hi s đến năm 2025, đnh hưng đến năm 2030 do Thng Chính ph phê duyt đã xác đnh các nhim v trng tâm phát trin KTS và xã hi s, trong đó đt ra mc tiêu đến năm 2025, t trng KTS đt ti thiu 20% GDP, đến năm 2030 đt ti thiu 30%.

Bà Lại Việt Anh và ông Trần Minh Tuấn chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: VGP

Thương mi đin t đang phát trin mnh m

Đây là khẳng định của PGS.TS Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ KTS và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) – tại tọa đàm “Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) – Cơ hội, động lực và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Ông Tuấn cho biết, hiện nay, KTS có 2 nhóm ngành lĩnh vực chính. Gồm: KTS liên quan đến thiết bị công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, viễn thông, phần cứng và phần mềm nội dung số; KTS ngành lĩnh vực – Toàn bộ hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, trong đó có TMĐT.

Theo định hướng, đến năm 2025, KTS ngành lĩnh vực đạt tối thiểu 50% KTS cả nước. Chứng tỏ, vai trò của KTS ngành lĩnh vực đóng góp ngày càng nhiều vào KTS. Đặc biệt, TMĐT đã, đang và sẽ trở thành động lực chính để phát triển KTS ngành, lĩnh vực.

Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực TMĐT đã đóng góp khoảng 15-17% trong tổng giá trị của KTS quốc gia. Ngoài ra, chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã xác định, mỗi hộ nông dân, hộ kinh doanh đều có thể trở thành những cửa hàng trực tuyến trên TMĐT để tăng cường khả năng tiếp thị, quảng bá các dịch vụ của mình.

Xu hướng TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19 đã đưa các hoạt động bán buôn, bán lẻ lên nền tảng thương mại số, TMĐT trở thành xu hướng lớn, chiếm 19,6% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Còn tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra là doanh thu TMĐT chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 và chúng ta có thể đạt được mục tiêu này.

Không gian cho TMĐT ở Việt Nam có thể đạt được mức trung bình của thế giới là rất rộng mở. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương cùng thúc đẩy một chương trình chung để các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ được chuyển đổi số đưa lên không gian mạng.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương để triển khai  chương trình đưa các hộ gia đình, hộ kinh doanh nông dân lên sàn. Hiện nay, trên các sàn TMĐT nông sản có khoảng 5,2 triệu hộ nông dân mở cửa hàng trực tuyến. Hàng năm có hơn 1,1 triệu hộ kinh doanh có doanh thu từ bán nông sản qua hình thức giao dịch TMĐT. Đó là những định hướng lớn của Chính phủ trong việc thúc đẩy và coi TMĐT là một trong những động lực lớn, quan trọng nhất để phát triển KTS trong thời gian tới.

Đồng tình, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS (Bộ Công thương) – nhấn mạnh, TMĐT hoàn toàn là lĩnh vực tiên phong của nền KTS vì có quá trình phát triển lâu dài. Năm 2023, TMĐT Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tiềm năng phát triển TMĐT còn rất rộng lớn, bởi TMĐT đã chiếm khoảng 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Hiện nay có khoảng 80% người dùng internet đã mua sắm trực tuyến.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể khá bình đẳng với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong môi trường điện tử. Rào cản gia nhập trong môi trường điện tử thấp hơn so với thị trường truyền thống, nhất là khi doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường toàn quốc, thậm chí là hướng ra thị trường nước ngoài, TMĐT xuyên biên giới.

Động lực đó có từ sự phối hợp của các bộ, ban, ngành và các địa phương. Đặc biệt trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2021-2025 có sự tham gia của tất cả các sở công thương trên cả nước và Bộ Công thương. Cụ thể Cục TMĐT và KTS là đơn vị chủ trì, phối hợp với các địa phương để triển khai rất nhiều hoạt động như nâng cao nhận thức cho người dân; nâng cao năng lực, ứng dụng và triển khai TMĐT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển TMĐT đồng bộ, toàn diện và thu hẹp khoảng cách số giữa những trung tâm kinh tế lớn và vùng sâu vùng xa.

Cơ hi ln đ Vit Nam xut khu hàng hóa

Theo một số báo cáo thông tin về thị trường, TMĐT xuyên biên giới chiếm đến 20-22% giá trị của TMĐT toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ước tính gấp 2,3 lần TMĐT.

“Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về TMĐT xuyên biên giới rất lớn.  Xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới năm 2022 đạt khoảng 3,3 tỷ USD, năm 2027 kỳ vọng đạt hơn 11 tỷ USD nếu có những cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng TMĐT cũng như Nhà nước”, bà Việt Anh cho biết.

Cũng theo bà Việt Anh: “Để tối ưu hóa tiềm năng TMĐT của Việt Nam là bài toán đường dài. Tôi muốn nói đến định hướng của kế hoạch tổng thể TMĐT cho giai đoạn 5 năm tới mà Bộ Công thương đang tham mưu trình Chính phủ. Theo đó, TMĐT hướng tới xuất khẩu để đưa sản phẩm “Made in Vietnam” ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh trên thị trường đó, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất có thể bán hàng ra thị trường toàn cầu. Yếu tố thứ hai là phát triển bền vững nên là định hướng lớn khi chúng ta xây dựng những giải pháp thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới và xuất khẩu nói chung. Chúng ta biết xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững là xu hướng nổi trội trên toàn thế giới. Vì thế hàng hóa Việt Nam để vươn ra thị trường toàn cầu cần cân nhắc rất nhiều đến yếu tố phát triển bền vững. Muốn vậy, chúng ta phải giải quyết tất cả những vấn đề đó bằng cách số hóa quy trình sản xuất chuỗi giá trị, áp dụng đến từng khâu của quy trình sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Theo ông Tuấn, TMĐT xuyên biên giới hiện nay đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Riêng Việt Nam gần với thị trường rất lớn là thị trường Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân), chúng ta có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này.

Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã xây dựng nền tảng TMĐT B2B, kết nối với nền tảng TMĐT lớn của thế giới như Amazon, Alibaba, Timo… để hàng hóa của Việt Nam khi lên sàn TMĐT của Việt Nam cũng sẽ tương ứng xuất hiện trên các nền tảng TMĐT lớn của thế giới, kết nối người mua trực tiếp với người bán, nhà sản xuất.

“TMĐT xuyên biên giới đang là xu thế lớn. Kế hoạch TMĐT của Chính phủ sắp tới sẽ đặt vấn đề TMĐT xuyên biên giới là một cơ hội lớn để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra các nước”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đc Chiến

Bình luận (0)