Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kinh tế số – tạo động lực tăng trưởng và phát triển thành phố

Tạp Chí Giáo Dục

Là đa phương tiên phong trong xây dng chương trình chuyn đi s tr thành ngun lc quan trng đ đy mnh phát trin kinh tế xã hi, TP.HCM đt ra mc tiêu trong năm 2022, kinh tế s (KTS) s đóng góp 15% tng sn phm trên đa bàn TP.HCM (GRDP), đến năm 2025 KTS chiếm 25% và chiếm 40% vào năm 2030. Đ đt đưc các mc tiêu, nhiu chuyên gia kinh tế cho rng TP cn có các chính sách và ngun lc đ mnh đ phát trin KTS.


Thúc đy KTS to đng lc tăng trưng và phát trin TP.HCM trong tương lai

KTS là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, ước lượng tỷ trọng GRDP KTS lõi trong tổng GRDP của TP.HCM năm 2021 là 14,41% (khoảng 191.768 tỷ đồng, tương đương 8,27 tỷ USD).

KTS phát trin da trên 4 tr ct

Tham gia nhóm nghiên cứu chính sách phát triển các trụ cột và tạo nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển KTS tại TP.HCM, thuộc Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM, nhóm của GS.TS Nguyễn Thị Cành chỉ ra rằng, “KTS phát triển dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có 4 trụ cột quan trọng là thể chế số, nhân lực số, công nghệ số và hạ tầng số”. Để đạt được các mục tiêu, “TP cần các chính sách và nguồn lực đủ mạnh để phát triển KTS”, nhóm này nhấn mạnh.

Đối với nguồn nhân lực, lao động nếu qua đào tạo dễ chuyển đổi hơn. Với lợi thế là trung tâm khoa học, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Nam bộ và cả nước, TP.HCM có thể đặt hàng các cơ sở đào tạo đào tạo lực lượng lao động có trình độ và thích ứng khả năng nền tảng kỹ thuật số, cũng như đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số. TP có thể có chính sách thu hút “tài năng“ thông qua chính sách cấp học bổng hoặc những khuyến khích quyền lợi vật chất, tinh thần hấp dẫn. “Cơ cấu kinh tế TP.HCM hiện nay và 5-10 năm tới sẽ dịch chuyển theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Như vậy, nhân lực của TP.HCM sẽ chiếm vị trí cao trong khu vực dịch vụ, trong đó các ngành cần đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với KTS và quản lý đô thị thông minh của TP.HCM”, nhóm nghiên cứu cho hay.

Tương tự đối với phát triển công nghệ số, hạ tầng số cần cả khung pháp lý và nguồn lực. Trong phạm vi của địa phương, TP.HCM cần tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng bằng các quy định, hấp dẫn thu hút các nguồn lực vào các dự án phát triển công nghệ số, hạ tầng số. Đồng thời, cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như tạo vốn kích cầu, ưu đãi giảm chi phí trong sử dụng dịch vụ công.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông chỉ ra 5 yếu tố để TP.HCM phát triển KTS, đó là nhân tài; doanh nghiệp số để thực hiện hóa các mô hình số; hệ sinh thái cho doanh nghiệp công nghệ số; sự sẵn sàng để huy động nguồn lực vật lý vào môi trường số; và tài sản số và lợi nhuận số được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Trong đó, đối với yếu tố nhân tài, TP.HCM cần xem một trong những việc đáng làm nhất để phát triển KTS là thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc tại địa phương bằng các cơ chế chính sách ưu đãi “thực tế” và “thực sự hấp dẫn”. “Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển KTS nhanh và bền vững”, ông Dũng nhấn mạnh. Tương tự doanh nghiệp số, TP.HCM hãy là cái nôi của những doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc, tìm cách phổ cập thật nhanh các nền tảng số phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân TP, của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp TP, của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Dũng, chiến lược quốc gia đã xác định rõ nội hàm KTS Việt Nam có 3 thành phần: KTS ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; KTS nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng và KTS ngành, lĩnh vực. Với chiến lược này, TP.HCM đủ tiềm năng để phát triển toàn diện cả 3 thành phần KTS. Dư địa phát triển KTS TP.HCM trong ngắn hạn và trung hạn nằm ở phát triển KTS nền tảng và KTS ngành, lĩnh vực.

Tn dng hiu qu các cơ hi chuyn đi s

Khi nói đến phát triển KTS, ông Nguyễn Thành Phong – Phó Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Tận dụng hiệu quả các cơ hội chuyển đổi số để tạo động lực mới cho phát triển KTS”. Theo ông, chuyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam cũng như cho TP.HCM trong giai đoạn 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghệ hiện đại, thu nhập trung bình cao, đòi hỏi chuyển đổi số phải được đẩy mạnh để trở thành nguồn lực mới cho phát triển KTS và xã hội số.

Tại TP.HCM, thời gian qua, các mô hình kinh doanh trực tuyến như đặt hàng qua mạng, dịch vụ giao nhận, hội họp trực tuyến, dịch vụ internet, viễn thông… đã phát triển ở mức độ cao. TP.HCM là địa phương có số dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất cả nước. Hạ tầng cáp quang, internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ 100% phường, xã, thị trấn. Đặc biệt, trong năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành thông tin truyền thông của TP vẫn giữ được mức tăng trưởng 6,08%. Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 3,8%.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số của TP.HCM nói riêng vẫn còn chậm, thiếu chủ động, hạ tầng thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp bị động, năng lực tiếp nhận ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. KTS có quy mô còn nhỏ, việc đấu tranh với tội phạm bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức và nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trên cơ sở này, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng cần phải xác định chuyển đổi số là quá trình tất yếu, là động lực quan trọng để thực hiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội chuyển đổi số, tạo động lực mới cho phát triển KTS và xã hội số.

Trong khuôn kh din đàn “Kinh tế TP.HCM 2022 – HEF 2022” vi ch đ “Kinh tế s: Đng lc tăng trưng và phát trin TP.HCM trong tương lai”, Phó Th tưng Chính ph Lê Minh Khái cho biết, KTS giúp tăng năng sut lao đng, to ra các cơ hi kinh doanh mi cho doanh nghip, góp phn quan trng tái cu trúc nn kinh tế và trưc mt giúp phc hi nhanh v tăng trưng kinh tế. Thành công v chuyn đi s và KTS ti TP.HCM s góp phn quan trng thành công trên c nưc; đng thi khng đnh vai trò, v thế đu tàu ca TP.HCM và là trung tâm v kinh tế, tài chính, thương mi, khoa hc – công ngh ca khu vc. Thc hin thành công chương trình KTS, đi đu trong phát trin các mô hình kinh doanh mi, to hưng đi mi bn vng, hiu qu cho c nn kinh tế.

Mặt khác, thực hiện chuyển đổi số, phát triển KTS giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, nhất là phục hồi kinh tế sau đại dịch, vượt qua những biến động khó lường trên thế giới. Chuyển đổi số, đổi mới mô hình tăng trưởng, đóng góp tích cực vào việc nâng cao thứ hạng về mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Phong còn nhấn mạnh, phát triển và làm chủ các công nghệ số, phát triển nền tảng công nghệ số cho các hệ sinh thái công nghiệp, phát triển mô hình nhà máy thông minh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở số hóa và các nền tảng số, kết hợp tự lực, tự cường và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi công nghệ, thu hút FDI có chọn lọc, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển công nghệ số và hiện đại số.

Nguyn Trinh

 

Bình luận (0)