Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kinh tế thiệt hại trực tiếp khoảng 37 tỷ USD

Tạp Chí Giáo Dục

Vi ch đ “Phc hi và phát trin bn vng”, Din đàn Kinh tế Vit Nam 2021 có ý nghĩa hết sc quan trng nhm góp phn làm rõ thêm các căn c khoa hc và thc tin, kinh nghim quc tế đ Quc hi xem xét, quyết đnh gói chính sách, gii pháp v tài khóa, tin t trên cơ s đ xut bưc đu ca Chính ph, nhm c th hóa ch trương, kết lun ca Hi ngh Trung ương ln th 4, khóa XIII và Ngh quyết k hp th 2, Quc hi Khóa XV v chiến lưc tng th phòng, chng dch bnh Covid-19, phc hi kinh tế, thích ng an toàn vi mi din biến ca dch bnh.


Ch tch Quc hi Vương Đình Hu phát biu ti din đàn. Ảnh: VGP

Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức vừa qua. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 2 điểm cầu Trung ương, 57 điểm cầu trong nước và 3 điểm cầu quốc tế là Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, 

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì diễn đàn.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Tác động của dịch bệnh Covid-19 là bất ngờ, chưa có tiền lệ và chưa biết khi nào chấm dứt khi biến thể mới lại xuất hiện, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 2 năm qua, kinh tế nước ta ước thiệt hại trực tiếp khoảng 37 tỷ USD. Đặc biệt, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 với biến chủng Delta đã gây thiệt hại rất nặng nề, làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại và tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ khác nhau. Tại Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết, quyết định các khung khổ về chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2020-2025.

Điểm lại một số ý kiến của diễn giả trao đổi về phát triển trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa kết luận Hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương khoá XIII và Nghị quyết Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XV. Trong đó, bảo đảm tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế, tập trung tăng tổng cung và tổng cầu; giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; linh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; có quy mô đủ lớn, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, đủ liều lượng để giải quyết được vấn đề cấp bách để nền kinh tế có khả năng hấp thụ được ngay; bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế bởi đây là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm an toàn của nền kinh tế; đánh giá kỹ tác động của chính sách, độ trễ của chính sách; có thể chấp nhận một số thay đổi ngắn hạn như tăng bội chi, nợ công, giảm thêm một số lệ phí và thuế để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp… Đồng thời, chú trọng mối quan hệ hữu cơ giữa ngân sách nhà nước, ngân hàng và nhu cầu của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp và người dân tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo ra dòng tiền. Do vậy, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp là nuôi dưỡng nguồn thu cho Nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng…

T.B

Bình luận (0)