Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kinh tế TP.HCM: Như “một người sau bạo bệnh đã đứng dậy bước tới”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên đã nhn mnh điu này ti bui hp v tình hình kinh tế – văn hóa – xã hi, quc phòng – an ninh và thu chi ngân sách tháng 2, 2 tháng đu năm 2022 và trin khai nhim v tháng 3 – 2022, do UBND TP.HCM t chc va qua.


Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên phát biu ti cuc hp

Bí thư Nên đánh giá, TP đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của năm 2022 với tinh thần trách nhiệm, quyết liệt. Quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với đơn vị các cấp diễn ra đồng bộ, bám sát chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”. Từ số liệu thống kê của 2 tháng đầu năm cho thấy kinh tế phục hồi tương đối toàn diện…

Nhìn lại quá trình phòng chống dịch của TP, ông Nên nhấn mạnh, sau ngày 1-10-2021, dịch bệnh từ người lao động mang về nhà; và hiện nay còn có thêm học sinh mang về nhà. Trên cơ sở này, TP đã đưa ra chiến lược bảo vệ người có nguy cơ cao và phòng ngừa chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa như mong muốn nên TP cần phải cố gắng hơn nữa.

“Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng rất nhanh. Riêng TP vẫn bám sát chiến lược y tế ở giai đoạn phục hồi sát sao, đưa ra nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tổ chức phục vụ chu đáo, giữ được các mức tăng trưởng kinh tế”, Bí thư Thành ủy nói.

Về kết quả kinh tế – xã hội, Bí thư Thành ủy cho rằng, hầu hết các chỉ số đều tăng, nhất là chỉ số sản xuất công nghiệp. Điều này trước hết cho thấy sự trở lại của các doanh nghiệp, thể hiện sức sống mạnh mẽ. Thị trường lao động phục hồi gần như đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thị trường du lịch cũng sẵn sàng khi Chính phủ mở cửa. Nhiều dự án lớn trên địa bàn TP đang chuẩn bị triển khai mang tính chất liên vùng như vành đai 3, 4…

Theo ông Nên, hiện dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ; với chiến lược, chiến dịch đã có, TP cần tăng cường các hoạt động để hạn chế lây nhiễm và số ca nặng. Tình hình chiến sự Nga – Ukraine nổ ra ít nhiều tác động đến thị trường, trong đó có xăng dầu, tác động trực tiếp đến TP. Tuy nhiên TP nên biết biến nguy thành cơ…

“Tháng 3 phải có kết quả thực hiện chiến lược rõ hơn. Đầu tư công phải tăng tốc, chỉ đạo quyết liệt kế hoạch đề ra. Thực hiện chủ đề năm, muốn đồng hành cùng doanh nghiệp phải đối thoại, lắng nghe, chia sẻ, đưa ra những chính sách hỗ trợ, không để doanh nghiệp tâm tư, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp “bệnh” chưa trở lại. Riêng lĩnh vực đất đai, tiếp tục rà soát nhanh, đưa vào lộ trình, có kế hoạch xử lý chặt chẽ, nề nếp…”, Bí thư Nên chỉ đạo.

Thông tin từ Cục Thống kê TP cho thấy, bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm 2022 của TP đã có những khởi sắc. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,1% so với cùng kỳ; thu ngân sách từ sản xuất tăng 0,03%; hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải tăng 6,1%; doanh nghiệp đăng ký mới tăng 21,5%; thị trường tài chính tăng trưởng ổn định.

TP vẫn đang thực hiện tốt chương trình phòng, chống dịch với độ phủ vắc-xin cao đã giúp cho việc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn; chủ trương “sống chung an toàn với dịch Covid-19” là yếu tố quan trọng tạo dựng niềm tin của người dân đối với chính quyền; là động lực để người lao động từ các địa phương quay trở lại TP làm việc.

N ĐNH KINH T VĨ MÔ, KIM SOÁT LM PHÁT

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình tháng 2 và 2 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng. Tuy nhiên vẫn còn những diễn biến phức tạp. Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát tăng cao khi chi phí đầu vào tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thị trường xuất nhập khẩu đang có biến động lớn. Việc mở cửa thị trường khó khăn do dịch bệnh. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tác động tới Việt Nam. Dự báo, tình hình tháng 3 và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Do đó, các bộ ngành, địa phương cần theo dõi, bám sát, nắm chắc tình hình, diễn biến thế giới và khu vực có liên quan tới các lĩnh vực chỉ đạo, điều hành để chủ động xử lý, giải quyết. Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác. Nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan tới công tác phòng chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu… Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư cho hạ tầng. Tích cực triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành phân bổ vốn ngay trong tháng 3 đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong tháng 3, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành phương án, kế hoạch triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân công.

“Không để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả; phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, đạt kết quả ngay trong quý I, tạo đà cho cả năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững”, Thủ tướng chỉ đạo.

T.S

Trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn những khó khăn do dịch bệnh, giá xăng dầu tăng mạnh, chi phí logistics cao, giao thương chưa trở về được như trạng thái bình thường nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp TP xuất qua cảng TP (gồm cả dầu thô) tăng 8% là tín hiệu rất tích cực chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản đã phục hồi.

Thị trường logistics tại Việt Nam nói chung và TP nói riêng được cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại được kỳ vọng phục hồi tốt và tăng trưởng. Hoạt động thương mại tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

Từ ngày 15-3, TP sẽ mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế, đây sẽ là cơ hội để TP có điều kiện phục hồi đầy đủ hơn. Đầu năm 2022, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022-2023 được ban hành sẽ có tác động tích cực trong thời gian tới.

N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)