Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ họp cuối cùng của HĐND TP.HCM (cũ): “Hồi sinh” rạch Văn Thánh, chỉnh trang đô thị TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 1-7, TP.HCM hp nht vi tnh Bình Dương và Bà Ra – Vũng Tàu và ly tên là TP.HCM chính thc đi vào hot đng. Trưc đó, ngày 28-6, HĐND TP.HCM (cũ) đã hp phiên cui cùng. K hp không ch mang tính cht tng kết mà còn đánh du nhng quyết sách ln cho tương lai đô th. Mt trong nhng ni dung quan trng đưc thông qua là t trình v ch trương đu tư d án no vét, ci to môi trưng, xây dng h tng rch Văn Thánh – công trình h tng chiến lưc có tng mc đu tư hơn 8.555 t đng, d kiến thc hin t năm 2025 đến 2030.

Kỳ họp thứ 23 HĐND TP.HCM (cũ) khóa X đã thông qua chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nạo vét và xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh với tổng vốn hơn 8.555 tỷ đồng

T con rch ô nhim đến k vng “hi sinh” đô th

Rạch Văn Thánh dài khoảng 1,9km, nối từ cầu Điện Biên Phủ đến ngã ba kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chạy qua địa bàn phường Thạnh Mỹ Tây (TP.HCM). Trong quá khứ, đây từng là tuyến tiêu thoát nước quan trọng giúp bảo vệ khu vực trung tâm khỏi ngập úng trong mùa mưa. Tuy nhiên, sau hàng chục năm bị lấn chiếm trái phép, bồi lắng tự nhiên và thiếu đầu tư cải tạo, rạch Văn Thánh dần biến thành một “kênh nước đen” bốc mùi hôi thối, bịt kín dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của hơn 1.000 hộ dân sinh sống 2 bên bờ rạch…

Không chỉ là vấn đề môi trường, tình trạng ô nhiễm, ngập úng tại khu vực rạch Văn Thánh còn kéo theo hệ lụy kinh tế và xã hội đáng kể. “Chỉ cần mưa lớn là nước ngập lênh láng, có lần nước đen tràn vào nhà, bốc mùi hôi thối cả tuần chưa hết. Tôi chỉ mong rạch này sớm được làm lại để người dân đỡ khổ, nhất là mấy đứa nhỏ và người già yếu”, bà P.T.T. – người dân sống hơn 30 năm tại đây – chia sẻ.

Theo UBND TP.HCM (cũ), rạch Văn Thánh là một trong hai nhánh lớn (cùng với rạch Xuyên Tâm) thuộc lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Vì vậy, việc cải tạo nơi đây không chỉ giải quyết bài toán ô nhiễm cục bộ mà còn mang lại lợi ích vùng cho toàn khu vực trung tâm thành phố, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa đang gây áp lực lên hệ thống hạ tầng thoát nước hiện hữu.

Dự án cải tạo rạch Văn Thánh có tổng mức đầu tư lên đến hơn 8.555 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư. Trong đó, phần lớn kinh phí (khoảng 6.812 tỷ đồng) được dành cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2025-2026, thành phố sẽ tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết, bồi thường và giải phóng mặt bằng. Từ tháng 9 đến tháng 11-2026 sẽ là giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, hoàn tất thiết kế bản vẽ thi công. Công trình dự kiến khởi công từ đầu năm 2027 và hoàn thành vào cuối năm 2029 hoặc đầu năm 2030.

Dự án không chỉ dừng lại ở việc nạo vét tuyến rạch chính dài hơn 1,9km và một nhánh dài 275m mà còn bao gồm xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông ven rạch (lộ giới 6-20m), mở rộng đường Ngô Tất Tố (lộ giới 25m), xây mới cầu Phú An rộng 17m, xây đường song hành kết nối vào đường Điện Biên Phủ, đồng thời đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật gồm: cống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, cống bao thu gom nước thải.

Điểm đáng chú ý trong dự án là việc bố trí các mảng xanh, công viên dọc tuyến với tổng diện tích khoảng 4,2ha – yếu tố không chỉ cải thiện môi trường mà còn góp phần chỉnh trang cảnh quan, tăng diện tích công cộng vốn đang thiếu hụt trầm trọng tại nhiều khu đô thị TP.HCM.

Rch Văn Thánh trong bc tranh h tng đô th mi

Dự án cải tạo rạch Văn Thánh liên quan đến hơn 1.000 hộ dân sống sát rạch nhiều năm nay, trong đó không ít trường hợp xây dựng, lấn chiếm trên đất rạch hoặc nằm trong hành lang bảo vệ kênh rạch. Chính vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xem là một thử thách lớn của dự án.

“Nhà tôi ở đây từ thời cha mẹ để lại, giờ bảo di dời cũng xót ruột, nhưng nếu được đền bù thỏa đáng và có nơi tái định cư tốt thì tôi ủng hộ. Miễn sao sau khi làm xong, đừng để lại cái kênh dở dang rồi đâu lại vào đấy như mấy dự án trước kia”, ông T.V.L. (54 tuổi, một người dân sống ven rạch Văn Thánh) nói.

Khu dân cư rạch Văn Thánh từng được ví như “ổ chuột” nằm lọt thỏm dưới chân những tòa cao ốc hiện đại

UBND TP.HCM cho biết sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án tái định cư, đảm bảo an sinh cho người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách. Thành phố sẽ tận dụng quỹ nhà ở xã hội, quỹ đất công để phục vụ bố trí tái định cư tại chỗ hoặc gần khu vực cũ.

Dự án cải tạo rạch Văn Thánh là một trong những công trình trọng điểm giai đoạn 2025-2030, cùng với các dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, rạch Cây Gõ, cải tạo kênh Hy Vọng hay mở rộng hệ thống cống ngầm ở các phường trung tâm. Việc đồng loạt đầu tư vào hệ thống rạch, kênh thoát nước không chỉ giúp thành phố ứng phó với biến đổi khí hậu, triều cường mà còn hướng đến xây dựng một hệ sinh thái đô thị cân bằng – nơi hạ tầng cứng và yếu tố tự nhiên được kết nối hài hòa.

Theo đánh giá của giới chuyên gia đô thị, nếu được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, dự án cải tạo rạch Văn Thánh không chỉ là bước tiến về mặt kỹ thuật hạ tầng mà còn là biểu tượng cho cam kết chỉnh trang đô thị gắn với bảo vệ môi trường sống bền vững.

Với tổng vốn đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng, dự án cải tạo rạch Văn Thánh không chỉ nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập úng kéo dài mà còn góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật – cảnh quan đô thị tại khu vực trung tâm TP.HCM. Trong bối cảnh thành phố đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ về hành chính và định hình chiến lược phát triển vùng, việc triển khai các dự án cải tạo kênh rạch là bước đi cần thiết để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

Thương Nguyên

Bình luận (0)