Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Nhiều vấn đề quan trọng sẽ được thảo luận và thông qua

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng ngày này, các đi biu Quc hi (ĐBQH) đang trong tun làm vic th 2 ca k hp th 4.


Quang cnh k hp

Theo đó, trong tuần này, các ĐBQH đã thảo luận và cho ý kiến đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Trong tuần, Quốc hội còn nghe các tờ trình, báo cáo và thảo luận về các dự án: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Các dự thảo nghị quyết: về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.  

Đáng lưu ý, trong ngày 27 và 28-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023.

Đ ngh tăng lương cơ s trưc 6 tháng

Tại tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp này, phát biểu tại thảo luận về kinh tế – xã hội tại tổ ngày 22-10, ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM – cho rằng, người lao động đang rất lo lắng vì nhiều khó khăn. Người lao động rời bỏ khu vực công, không phải chỉ đơn thuần là lương thấp mà do áp lực công việc lớn hơn đồng lương họ nhận được nên họ sẵn sàng rời bỏ. Những quy định chồng chéo khiến người lao động bị áp lực khi thực hiện công việc, khó để đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực thi công vụ.

Theo đó, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM đề nghị tăng lương sớm, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ 1-1-2023 thay vì 1-7-2023 vì mức độ trượt giá hiện nay đã quá cao. Nếu chưa đủ nguồn lực để tăng lương cho tất cả các nhóm thì cần có chính sách hỗ trợ tiền lương cho nhóm có thu nhập thấp. Mặt khác, cần tính đến việc xây dựng Luật Lương tối thiểu vùng để xác định tiền lương cho từng đối tượng cụ thể hơn.

Về tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, tiền lương phải bảo đảm người lao động tái tạo sức lao động, nuôi được gia đình. Nhưng lương hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

“Trong khi chúng ta tăng cường kỷ luật lao động, phòng chống tham nhũng thì dẫn đến kết quả nhiều người rời bỏ khu vực công. Đó là điều mà chúng ta sẽ khó khăn khi thực hiện đột phá về vấn đề nhân lực. Tiền lương là chuyện cần phải giải quyết, nhất là đối với giáo dục, y tế. Nếu giáo dục, y tế bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến định hướng XHCN”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nói.

Theo đó, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đề nghị sớm nhất phải tăng tiền lương. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu như nguồn lực chưa đủ thì tăng có trọng điểm, không dàn đều, đơn cử ngay lập tức tăng lương cho những người có mức lương thấp, còn người đã có lương cao, lương hưu cao thì có thể tăng chậm hơn.

Bên cạnh đó, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, lương tối thiểu cũng phải xác định lại để đảm bảo mức sống tối thiểu theo từng nơi. Như ở TP.HCM, từ cắt tóc, đi xe ôm cũng tốn nhiều tiền, thì lương 7-8 triệu đồng/tháng chưa chắc đã đủ sống.

Quyết đnh nhng vn đ quan trng ca đt nưc

Ngày 20-10, phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, gồm: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá.

Quốc hội cũng thảo luận, cho ý kiến 7 dự án luật khác, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và Luật Phòng thủ dân sự.

Quốc hội nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Quốc hội cũng xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2022. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

Quốc hội cũng tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và xem xét đề xuất của Chính phủ cho gia hạn hiệu lực nghị quyết này và một số vấn đề quan trọng khác.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Tiếp nối và phát huy những thành công tốt đẹp của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII với những quyết sách quan trọng, cụ thể hóa nhiều nội dung cốt lõi và vấn đề lớn của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kỳ họp lần này phải thể hiện đậm nét, mang ý nghĩa lan tỏa tinh thần Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với những quyết sách đúng đắn, sáng suốt cả về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.

Nhóm PV

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)