Không chỉ trồng cây dưới gầm cầu đường sắt đô thị, ở Hà Nội còn có việc trồng cây dưới điện cao áp 110KV, khiến người dân lo ngại. Theo một số chuyên gia, việc trồng cây dưới lưới điện cao áp, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho người dân mà còn có dấu hiệu vi phạm các quy định đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
Trồng cây dưới lưới điện cao áp
Mới đây, hàng loạt cây xanh được trồng dưới ngầm tuyến đường sắt đô thị Hà Đông – Cát Linh trên phố Hoàng Cầu – Yên Lãng (Đống Đa) khiến người dân xôn xao. Ngoài ra, nhiều cây xanh được trồng dưới lưới điện cao áp trên đường Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) khiến nhiều người không khỏi bất an về khoảng cách an toàn. Việc trồng cây dưới gầm đường sắt, lưới điện cao áp khiến nhiều người không khỏi thắc mắc, lo ngại.
Trao đổi với Tiền Phong về sự việc trên, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Cty Luật Trường Lộc cho biết: Công trình lưới điện cao áp bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện có điện áp danh định từ 6 kV trở lên.
Ngày 22/5/2013 đã xảy ra sự cố mất điện toàn miền Nam. Sự cố mất điện đã khiến 6 triệu khách hàng trên 21 tỉnh thành và 1,8 triệu khách hàng tại TP HCM (cả doanh nghiệp và hộ dân) bị cúp điện hoàn toàn trong sự cố vừa qua. Sản luợng điện tiêu thụ trung bình nếu không có sự cố từ khoảng 14h đến hơn 22h của 21 tỉnh thành khoảng 24 triệu kWh, đương khoảng hơn 33,6 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự cố là do xe cẩu bất cần làm cây va vào đường dây 500KV.
Theo Nghị định 14/26/2/2014 của Chính phủ nghiêm cấm: Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện (Điểm 5, Điều 4, Nghị định 14). Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp 110KV là 6,0m.
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ đối với lưới điện 110KV được quy định: Đến điểm cao nhất của phương tiện giao thông đường bộ là 2,5m; Đến điểm cao nhất của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện là 3,0 m. Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa 2,0 m.
Theo Điều 11 Nghị định 14: Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, mục 1, điểm b quy định, chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định đối với lưới điện 110KV dây trần là 4,0 m.
Trước đó vào tháng 3/2015, Hà Nội đã từng đốn trên 500 cây xà cừ cổ thụ 2 bên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) với lý do đảm bảo an toàn cho tuyến đường sắt trên cao. Tới ngày 16/9/2016, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông báo di chuyển 109 cây xanh trên phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội phục vụ thi công dự án Đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội.
Sự việc hàng loạt cây xanh bị đốn hạ đã khiến người dân bất bình phản đối. Thế nhưng không hiểu sao, lý do chặt cây để bảo đảm an toàn hành lanh đường sắt, nay lại được nay lại trồng cây ngay dưới gầm đường sắt khiến không ít đặt câu hỏi về cách trồng cây kỳ lạ này.
Những cây được trồng dưới lưới điện cao áp là bàng lá nhỏ, có tên tiếng Anh là Madagascar almond. Đây là một loài cây gỗ nhỏ, rụng lá vào mùa thu hay mùa đông, cao từ 10 đến 20 m, thân thẳng với nhiều cành thẳng, mọc chếch, gần vòng tạo thành những tầng tán đẹp mắt. Lá đơn nhỏ, nhẵn bóng, màu xanh sáng lúc non, mép nguyên. |
Bình luận (0)