Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong kỷ nguyên mới

Tạp Chí Giáo Dục

Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong kỷ nguyên mới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong kỷ nguyên mới Audio

Trong xã hi hin đi, k năng giao tiếp ngày càng tr nên quan trng không ch trong công vic mà còn trong cuc sng hng ngày. Vi hc sinh, vic trang b cho các em k năng giao tiếp t khi còn ngi trên ghế nhà trưng là mt yếu t quan trng giúp các em t tin hơn, phát trin mi quan h xã hi tt đp và có th thành công trong nhiu lĩnh vc sau này.

Dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh là một yếu tố quan trọng giúp các em phát triển toàn diện về mặt cá nhân (ảnh minh họa). Ảnh: H.Trinh

Tm quan trng ca k năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin, ý tưởng, cảm xúc và quan điểm giữa các cá nhân hoặc nhóm. Giao tiếp không chỉ bao gồm việc nói mà còn là việc lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và thể hiện cảm xúc qua các cử chỉ, ánh mắt, giọng điệu…, nhằm đạt hiệu quả truyền đạt và tiếp nhận thông tin một cách cao nhất.

Kỹ năng giao tiếp có thể được chia thành các loại cơ bản: Giao tiếp bằng lời, tức là sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin; đây là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp giữa con người, giúp chúng ta chia sẻ ý tưởng, cảm xúc và hiểu biết. Còn giao tiếp không lời bao gồm cử chỉ, nét mặt, ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể; là giao tiếp có thể mang lại thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Hay kỹ năng lắng nghe là một phần quan trọng trong giao tiếp, bởi lắng nghe tích cực giúp người nghe hiểu rõ hơn về quan điểm của người nói và thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến họ. Còn giao tiếp viết là việc sử dụng văn bản, email, tin nhắn, báo cáo…; đây là cách giúp chúng ta truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Trong khi đó, giao tiếp cảm xúc là khả năng truyền đạt và hiểu được cảm xúc, giúp cải thiện sự kết nối giữa các cá nhân và tạo dựng mối quan hệ lành mạnh.

Rõ ràng, kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp chúng ta truyền đạt thông tin hiệu quả mà còn giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, giảm bớt hiểu lầm, giải quyết xung đột và tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực. Ông bà ta đã đúc kết: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thì lời chào chính là một loại giao tiếp. Do đó, với học sinh, độ tuổi đang hoàn thiện nhân cách và các kỹ năng, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng, bởi từ đó giúp các em hình thành được năng lực, thói quen truyền tải và tiếp nhận thông tin hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong bất kỳ môi trường nào, đặc biệt là trong học tập và công việc. Học sinh, với tư cách là những cá thể đang trong quá trình phát triển, cần phải biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, xây dựng mối quan hệ lành mạnh với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp học sinh ở nhiều khía cạnh. Trước hết, có thể tăng cường sự tự tin, bởi khi học sinh biết cách thể hiện bản thân một cách rõ ràng, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn trong mọi tình huống giao tiếp. Đồng thời, có thể cải thiện khả năng học tập bởi giao tiếp hiệu quả giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng, thảo luận nhóm, trao đổi với nhau hay với giáo viên và chia sẻ ý tưởng. Không chỉ vậy, kỹ năng này còn giúp phát triển các mối quan hệ xã hội bởi kỹ năng giao tiếp giúp học sinh dễ dàng kết bạn, hòa nhập vào môi trường học đường cũng như giao tiếp tốt với thầy cô và gia đình. Cuối cùng, đây là giải pháp chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp khi mà hầu hết các công việc trong tương lai đều yêu cầu khả năng giao tiếp tốt, nên việc học cách giao tiếp hiệu quả từ sớm sẽ giúp học sinh phát triển các mối quan hệ công việc sau này.

Cách dy k năng giao tiếp cho hc sinh

Để dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh, nhà trường và giáo viên có thể áp dụng các phương pháp sau: Thứ nhất, tạo môi trường giao tiếp mở. Trường học cần tạo ra một môi trường nơi học sinh cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng, câu hỏi và cảm xúc của mình mà không bị áp lực hay lo sợ. Các hoạt động như thảo luận nhóm, diễn thuyết hoặc bài tập thuyết trình có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng nói trước đám đông và lắng nghe người khác. Hay các cuộc thi thuyết trình, hùng biện cũng rất cần thiết để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian rất ngắn. Thứ hai, khuyến khích giao tiếp không lời. Giao tiếp không lời như cử chỉ, ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng trong trao đổi thông tin, biểu thị tình cảm, thái độ… Học sinh cần được hướng dẫn để hiểu rằng cách thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể cũng có thể truyền tải thông điệp mạnh mẽ không kém gì lời nói. Do đó, các biểu thị phi ngôn ngữ cần được quan tâm và chú trọng đúng mức, cũng như uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, để giúp học sinh có thể thực hiện giao tiếp không lời đạt hiệu quả cao. Trong việc này, giáo viên nói riêng và người lớn nói chung phải thực sự làm gương và chú ý rèn luyện kỹ năng của mình để giúp học sinh làm theo. Thứ ba, dạy kỹ năng lắng nghe. Học sinh cần học cách lắng nghe tích cực, tức là chú ý hoàn toàn vào người nói, không ngắt lời và thể hiện sự quan tâm đến những gì người khác đang chia sẻ. Kỹ năng này sẽ giúp học sinh xây dựng mối quan hệ tốt hơn và hiểu được sự quan điểm của người khác, bởi nghe tích cực không chỉ thể hiện sự tôn trọng người nói và cũng từ đó mới có phản hồi phù hợp. Cho nên các biểu hiện như lơ đễnh khi nghe, ngắt lời, nói chen vào… đều phải được khắc phục triệt để. Thứ tư, rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào. Việc dạy học sinh cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và văn minh là rất quan trọng. Thực hành các tình huống mâu thuẫn giả định và cách giải quyết chúng sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống thực tế. Cách “tháo ngòi nổ” trong các cuộc xung đột, tranh luận hoặc dung hòa các sự khác biệt đều cần được giáo viên quan tâm để tránh tạo ra mâu thuẫn lớn trong học sinh, từ đó rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả. Thứ năm, hướng dẫn cách ứng dụng công nghệ. Trong thế giới số, việc sử dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến cũng rất quan trọng. Học sinh nên được hướng dẫn cách sử dụng email, chat và các nền tảng giao tiếp khác một cách hiệu quả, lịch sự và chuyên nghiệp. Những việc như cách đặt tiêu đề email, ngôn ngữ khi trao đổi với các chủ thể khác nhau, cách kết thúc cuộc trò chuyện trực tuyến… đều cần được hướng dẫn nghiêm túc.

Cuối cùng, cần tạo cơ hội thực hành thường xuyên cho học sinh. Chỉ học lý thuyết sẽ không giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, do đó cần tạo ra nhiều cơ hội thực hành cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu hoặc các buổi thuyết trình… Những buổi giao lưu với các khách mời, chuyên gia cũng có thể giúp học sinh mở rộng hiểu biết và tự tin giao tiếp.

Dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh là một yếu tố quan trọng giúp các em phát triển toàn diện về mặt cá nhân và học thuật. Đây không chỉ là một kỹ năng mềm mà còn là một nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai. Mỗi trường học, gia đình và xã hội cần chung tay xây dựng môi trường giúp học sinh rèn luyện kỹ năng này từ sớm, để các em có thể tự tin bước vào một thế giới nhiều thử thách nhưng cũng đầy cơ hội. Càng sớm quan tâm việc dạy kỹ năng giao tiếp thì năng lực giao tiếp của các em sẽ càng sớm phát triển, khả năng thành công càng lớn hơn!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)