Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kỹ năng làm bài văn tích hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi môn ng văn, môn làm bài t lun duy nht ca k thi THPT quc gia 2018, đim quan tâm đc bit ca giáo viên và hc sinh hin nay là câu ngh lun văn hc (câu 2/phn II, 5 đim) s gm có nhng tác phm nào ca chương trình lp 11? Cách tích hp gia lp 12 và lp 11 ra sao? Và hưng trin khai làm bài như thế nào cho tht hiu qu?

Thí sinh trao đi sau bui thi môn văn ti k thi THPT quc gia các năm trưc. Ảnh: D.Bình

Dưới đây là những kinh nghiệm của chúng tôi với mong muốn phần nào giải tỏa những băn khoăn ấy.

Ôn phn nào ca chương trình lp 11?

Trừ các tác phẩm thuộc văn học nước ngoài, chương trình lớp 11 có hai phần trọng tâm, gồm: Văn học trung đại (học tiếp theo chương trình lớp 10) và văn học hiện đại (giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945). Trong hai phần này, học sinh nên tập trung kỹ vào phần văn học hiện đại. Giai đoạn văn học hiện đại này khá phong phú về xu hướng, trào lưu, tác giả, tác phẩm. Cụ thể, các bài thơ của văn học cách mạng: Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu); của thơ mới: Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử). Dòng văn học hiện thực và lãng mạn có các tác phẩm sau: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Ngoài ra cần ôn kỹ thêm đoạn trích kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng).

Phần văn học trung đại cần chú ý các tác giả thật tiêu biểu của giai đoạn này như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu… Khi ôn các tác phẩm giai đoạn này các em phải chú ý đến khả năng đề sẽ cho theo cách tích hợp các khía cạnh mà chúng tôi phân tích dưới đây.   

Tích hp như thế nào?

Tích hợp ở đây là gộp nội dung hai chương trình, gồm lớp 12 và lớp 11 vào một yêu cầu câu hỏi của đề. Do nội dung chương trình lớp 12 được xem như là chính, cho nên trong cấu tạo của câu hỏi này thường có yêu cầu nội dung lớp 12 trước và lớp 11 sau. Có hai dạng bài tích hợp thường gặp sau:

Dạng thứ nhất: Tích hợp theo kiểu so sánh, đối chiếu kiến thức lớp 12 và lớp 11. Chẳng hạn, đề cho hai đoạn thơ của hai bài thơ thuộc lớp 12 và lớp 11 và yêu cầu “cảm nhận về vẻ đẹp riêng” của nó.

Dạng thứ hai: Tích hợp theo kiểu liên hệ, mở rộng. Nghĩa là đề cho một khía cạnh của lớp 12 (vế đầu của câu hỏi), sau đó liên hệ với một khía cạnh lớp 11 (vế sau của câu hỏi). Giống như đề minh họa năm 2018 vừa qua của Bộ GD-ĐT: Cảm nhận về người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân). Từ đó, liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, cùng tác giả) để nhận xét “quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người”.

Để hệ thống những khía cạnh nào tích hợp trong hai chương trình học, học sinh có thể dựa trên nhóm thể loại sau: Văn chính luận (nghị luận), thơ, văn xuôi và văn bản kịch. Vì mỗi thể loại đều có đặc trưng riêng giống nhau. Theo cách hệ thống trên, toàn bộ chương trình của hai lớp có các khía cạnh tích hợp sau đây: Tích hợp hai tác phẩm của cùng một tác giả (như đề tham khảo nói trên); tích hợp theo nhóm nhân vật/đề tài/chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật hai trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực/nhân đạo), hoặc về nghệ thuật (như tình huống/chi tiết nghệ thuật/cách kết thúc truyện…); tích hợp so sánh hai đoạn văn xuôi, hai đoạn thơ của hai chương trình…

Câu hỏi của đề tích hợp thường theo cấu trúc: “Từ A (lớp 12)…, liên hệ với B (lớp 11)… để tìm điểm gặp gỡ/để chỉ ra/để nhận xét/để bình luận… về cái hay/về quan điểm nghệ thuật/về phong cách/về đặc trưng thể loại… của tác phẩm/tác giả”. Ví dụ: Từ cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), liên hệ với cách kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao), để từ đó thấy được sự khác nhau về quan điểm sáng tác/nghệ thuật của hai tác giả. Hoặc làm nổi bật sự khác nhau của trào lưu văn học giữa hai tác phẩm. 

Xây dng dàn ý trin khai như thế nào?

Trước hết, các em phải thấy rằng đây là dạng đề bài theo hướng gợi mở, cho nên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc làm bài. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải xây dựng được hướng triển khai theo dàn bài thật hợp lý. Theo yêu cầu của đáp án chấm, cần có các bước triển khai sau đây theo hai dạng đề bài trên.

Dạng 1 (tích hợp theo kiểu so sánh, đối chiếu), nên triển khai theo 4 bước sau. Bước 1: giới thiệu chung (cả hai lớp 12 và lớp 11); bước 2: triển khai theo trình tự đề bài yêu cầu; bước 3: so sánh, đối chiếu và nhận xét những điểm giống và khác nhau; bước 4: rút ra ý nghĩa và kết luận từ việc so sánh, đối chiếu trên.

Dạng 2 (tích hợp theo kiểu liên hệ, mở rộng), nên triển khai theo các bước sau. Bước 1: giới thiệu chung (chỉ cần nêu những kiến thức liên quan đến vế thứ nhất câu hỏi là được); bước 2: triển khai để làm rõ yêu cầu của vế thứ nhất; bước 3: giới thiệu vấn đề được tích hợp liên hệ ở vế thứ hai; và triển khai yêu cầu của vế thứ hai; bước 4: bàn bạc để làm rõ và tìm ra đặc trưng, điểm chung và riêng của hai vế yêu cầu; bước 5: kết luận.

Ví dụ, các em thử vận dụng các bước trên để xử lý đề bài sau đây: “Cảm nhận anh/chị về vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng nhân vật Mị trong đoạn mùa xuân đến Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong đoạn Chí Phèo hoàn lương sau khi gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao), để thấy được giá trị tư tưởng sâu sắc và bút pháp nghệ thuật độc đáo của các tác giả”.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)