Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Kỹ năng làm cha mẹ… thời 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Cha m nào cũng mun con mình là ngưi thông minh, thành công và có mt cuc đi bình an. Thế nhưng, trong thế gii đy bt n, các bc cha m phi nuôi dy con như thế nào, chun b hành trang gì đ giúp con t tin, mnh mc vào đi…


Ông Hunh Chí Vin chia s vi ph huynh trong vic nuôi dy con

Đó là vấn đề được bàn luận tại buổi trò chuyện với chủ đề “Làm cha làm mẹ – Nội lực bình an cho con” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tổ chức mới đây.

Cha và m đu có trách nhim

Dù xã hội đã phát triển, suy nghĩ của con người tiến bộ hơn nhưng quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” vẫn còn xuất hiện đâu đó trong cuộc sống. Vô hình trung việc nuôi dạy con đã trở thành trách nhiệm của người phụ nữ, trong khi người cha chỉ có việc đi kiếm tiền về lo cho gia đình.

Là người cha, từng học ngành tâm lý ứng dụng tại Mỹ, ông Huỳnh Chí Viễn (tác giả cuốn sách “Làm cha làm mẹ – Nội lực bình an cho con) cho rằng, việc nuôi dạy con là trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ chứ không riêng một ai. So với người mẹ, người cha có thể không rành một số vấn đề nhưng vẫn có thể học hỏi, tìm hiểu qua sách vở, những người xung quanh để kết hợp với người phụ nữ của mình nuôi dạy con tốt nhất có thể. Việc kết hợp giữa cha và mẹ mới tạo sự cân bằng trong việc nuôi dạy con cũng như giúp trẻ hình thành nhân cách. “Người cha có tính mạnh mẽ, quyết đoán, nghiêm khắc…, trong khi người mẹ có tính kiên trì, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, giàu tình yêu thương. Đứa trẻ có cha và mẹ dạy dỗ mới phát triển toàn diện”, ông Viễn chia sẻ.

Đối với trẻ nhỏ, không phải trẻ nào cũng ngoan ngoãn, dễ dạy. Sự kết hợp giữa cha và mẹ sẽ giúp những trẻ này ngày càng hoàn thiện hơn. “Có những trẻ nhỏ không sợ mẹ. Khi phạm lỗi bị mẹ la rầy thì trơ người ra, thậm chí còn cãi lại hoặc càng ngỗ nghịch hơn. Nhưng với sự mạnh mẽ, nghiêm khắc, cha chỉ cần hét lớn là trẻ víu người, không dám lên tiếng. Đó là cách trong việc nuôi dạy trẻ”, ông Viễn nhìn nhận.


Vic nuôi dy con là trách nhim ca c cha ln m (nh minh ha)

Theo ông Viễn, khi dạy dỗ con, cha mẹ không nên dùng những từ ngữ “đồ” này, “đồ” kia như: “Đồ ngu như bò” hay “Đồ lỳ như trâu”… với con. Vì như vậy sẽ khiến con bị tổn thương, thậm chí những câu nói đó còn theo con suốt cả đời. Để con không bị tổn thương mà vẫn sửa được lỗi, cha mẹ nên tập trung vào khuyết điểm của con bằng cách chỉ ra những điều con làm sai, sau đó giải thích cho con hiểu và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết. Một vấn đề nữa cũng được ông Viễn lưu ý, đó là cha mẹ không nên kể công nuôi dạy với con khi con phạm lỗi hoặc nói xấu đối phương trước mặt con. “Có những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn. Để con không thân thiết với đối phương, cha gặp con lại nói xấu mẹ, mẹ gặp con thì nói xấu cha. Một đứa trẻ đứng giữa phải luôn nghe những lời nói xấu từ chính cha mẹ mình, lâu dần sẽ bị tổn thương tinh thần và sau này không thể trở thành một người hoàn hảo”, ông Viễn nói.

Đặc biệt, một điều mà các bậc cha mẹ vô tình làm tổn thương con đó là hay so sánh con mình với con người khác. “Khi cha mẹ so sánh như vậy sẽ khiến trẻ áp lực, tổn thương. Trước khi có hành động so sánh đó, cha mẹ nên nghĩ nếu con so sánh mình với cha mẹ người khác liệu mình có buồn không. Làm cha mẹ, chúng ta nên đặt mình vào hoàn cảnh của con để thấu hiểu, sẻ chia và giúp con ngày càng hoàn hảo, tự tin bước vào đời”, ông Viễn nhấn mạnh.

Phi làm gương cho con

Là người phụ nữ thành công trong việc nuôi dạy con, bà Nguyễn Thị Bích Hậu (doanh nhân, nhà văn, nhà báo) khẳng định, cha mẹ phải làm gương cho con. Bà Hậu cho biết, để hai con trai của bà có được thành công như hiện nay (một làm bác sĩ tại Úc, một làm kỹ sư tại Mỹ), bà đã tự học tiếng Anh để làm gương và dẫn dắt hai con. “Cha mẹ làm gương nhưng không phải bắt con làm theo ý mình mà hãy để con phát triển theo tự nhiên”, bà Hậu chia sẻ.

Bà Hậu cho rằng việc nuôi dạy con phải xuất phát từ tình yêu thương và xem đó như là đam mê của mình, nếu không cha mẹ sẽ thấy đó là gánh nặng. Cuộc sống phức tạp, đôi lúc xảy ra những vấn đề với con. Những lúc như thế, cha mẹ phải đủ tỉnh táo cho con những lời khuyên thông minh. Cha mẹ phải nghĩ nuôi con là niềm hạnh phúc và mình phải hy sinh. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng phải gương mẫu trước mặt con. “Có những trường hợp cha mẹ không thể tiếp tục sống cùng nhau, họ muốn ly hôn nhưng vì con, họ cố gắng sống chung một nhà để con có đủ tình cảm cả cha lẫn mẹ. Những người này xứng đáng làm cha, làm mẹ”, bà Hậu nêu dẫn chứng về việc làm gương cho con.

Hiện nay, vấn đề LGBTQA (gồm đồng tính, gay, song tính, chuyển giới) ngày càng cởi mở và đón nhận nhưng cũng phức tạp hơn. Nhiều bậc cha mẹ khi hay tin con gặp vấn đề này vô cùng đau khổ, thậm chí từ mặt con. Bà Hậu cho biết, tâm lý cha mẹ như vậy là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, cha mẹ phải hiểu và đồng hành cùng con vì bản thân con cũng không hề muốn mình như vậy mà do sự phát triển bên trong cơ thể. Để đồng cảm với con, cha mẹ phải hiểu về cộng đồng LGBTQA. Khi hiểu, cha mẹ mới thấu hiểu được con và chấp nhận cùng con vượt qua. Nếu cha mẹ không chấp nhận khiến con cảm thấy bơ vơ, lạc lõng và rất có thể sẽ sa vào những điều xấu.

Nội lực để con khôn lớn chính là sự bình an – một hành trình quan trọng để bước vào đời. Đích đến của hành trình nuôi dạy con đầy nhọc nhằn nhưng cũng đầy hạnh phúc nếu cha mẹ nuôi dạy con đúng cách. Cho nên, cha mẹ phải đồng hành cùng con, làm gương để con noi theo. Và dĩ nhiên, gia đình hạnh phúc, cha mẹ luôn thấu hiểu con sẽ giúp con trưởng thành và thành công hơn trong cuộc sống.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)