Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Kỷ nguyên 4.0: Chậm chân là tụt hậu

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip 4.0 đã ti ri. Ch 4 năm na thôi, các em s chính thc tr thành lc lưng lao đng chính ca đt nưc, vy chúng ta chun b nhng gì? Chúng ta phi làm gì? Liu chúng ta có b tht nghip hay không?…

TS. Nguyn Thanh Tùng chia s vi hc sinh Trưng THPT Thanh Đa v k năng tr thành công dân toàn cu. Ảnh: T.Thương

Đó là những câu hỏi mà TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) đặt ra cho hàng trăm học sinh Trường THPT Thanh Đa
(TP.HCM) trong chương trình “Kỹ năng hội nhập công dân toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐH FPT và ĐH Tân Tạo tổ chức cuối tuần qua. Chương trình nhằm giúp học sinh THPT trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc trở thành công dân toàn cầu và sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

TS. Tùng cho biết cuộc cách mạng công nghiệp  4.0 phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số (trí tuệ thông minh nhân tạo, vạn vật được kết nối, cơ sở dữ liệu lớn); công nghệ sinh học (kết nối gen AND, y khoa, dược, công nghệ thực phẩm, môi trường) và vật lý (robot tự động, vật liệu xây dựng thông minh, công nghệ in 3D). “Với 3 trụ cột trên, sự xuất hiện của robot có khả năng tư duy như con người, vật liệu thông minh, liên kết vạn vật… sẽ khiến thế giới trở mình phát triển một cách vũ bão. Sản xuất truyền thống không còn thay vào đó xuất hiện những ngành nghề mới. Con người trở thành công dân toàn cần. Chỉ trong vòng 4 năm nữa thôi, các em sẽ chính thức trở thành lực lượng lao động chính của đất nước này, nếu tiếp tục chậm chân chắc chắn sẽ tụt hậu…”, TS. Tùng nói.

Ngô Ngọc Tú Vi (học lớp 12A9) tỏ ra băn khoăn: “Khi còn trên ghế nhà trường chúng em phải làm gì để trở thành công dân toàn cầu?”. Trả lời câu hỏi này, ThS. Lê Bình Trung (Trưởng ban Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH FPT) cho biết: “Các em không phải cứ ra nước ngoài mới trở thành công dân toàn cầu, mà ngay tại trong nước, việc các em sử dụng những phần mềm công nghệ, sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu… đó đã là hội nhập”.

ThS. Trung chia sẻ thêm, để trở thành công dân toàn cầu, mỗi người ngay từ bây giờ phải rèn luyện và hình thành cho bản thân mình những kỹ năng cơ bản, bao gồm: kỹ năng hợp tác tương tác, giao tiếp truyền thông, năng lực sáng tạo, tư duy phản biện, học tập suốt đời. Ngoài ra, kỹ năng ngoại ngữ là đặc biệt cần thiết hơn cả. “Nhiều bạn trẻ hiện nay đang thiếu kỹ năng ngoại ngữ, nếu không biết ngoại ngữ (thậm chí nhiều ngoại ngữ) thì không thể hội nhập được. Bên cạnh đó, kỹ năng kỷ luật tác phong cũng phải được chú trọng rèn luyện để hình thành phong thái tự tin, luôn sẵn sàng trong tư thế hội nhập”, ThS. Trung cho hay.

Mt n sinh đt câu hi ti chương trình. Ảnh: T.Thương

Giới trẻ cần tỉnh táo khi “like” và “share” trên mạng xã hội

TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) chia sẻ, trong giai đoạn hiện nay, mạng xã hội cũng là một tiện ích kết nối toàn cầu. Thông qua nó, thế giới gần nhau hơn, con người dễ dàng tiếp cận thông tin, dễ dàng học tập. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay đang sử dụng mạng xã hội một cách thiếu tỉnh táo và thiếu trách nhiệm. Thay vì chọn lọc thông tin, mày mò học hỏi thì các em thường chìm đắm trong những thông tin xấu như like và share những thông tin vô bổ không có giá trị. Việc tỉnh táo và có trách nhiệm với mỗi nút like, mỗi câu từ bình luận cũng góp phần rất lớn vào hình ảnh “công dân toàn cầu” của các em.

Ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho biết thêm, ngoài những kỹ năng trên thì việc nghiêm túc trong định hướng chọn nghề nghiệp cho tương lai quyết định rất nhiều đến sự thành công hay thất bại trong cuộc hội nhập sau này. “Hiện nay, con số thống kê được gần 300 ngàn kỹ sư, cử nhân thất nghiệp. Rất nhiều người trong số đó khi vào trường mới vỡ lẽ ra mình chọn nhầm trường, dẫn đến không có đam mê cố gắng trong học tập, không có kỹ năng cơ bản, không thể hòa nhập với thị trường lao động”, ông Cường nói.

Ông Cường đưa ra lời khuyên: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 định hướng sẽ mở ra hàng loạt cánh cửa nghề nghiệp với nhiều nhóm ngành liên quan đến CNTT, xây dựng, chăm sóc sức khỏe… Việc chọn ngành trước hết phải có đam mê và gắn liền với khả năng làm được. Ví dụ: Bạn thích nghề bác sĩ nhưng bạn có bệnh sợ máu thì không thể tiếp xúc với bệnh nhân, nếu bạn vẫn chọn học nghề này thì đó sẽ là lựa chọn thất bại”. Theo ông Cường, thực tế ghi nhận, khi một người thành công trong công việc, kiến thức chỉ bổ trợ 25%, 25% là thái độ nghiêm túc trong công việc, 50% còn lại quyết định ở kỹ năng góp nhặt được. Nếu chọn ngành không có đam mê, hoặc chọn ngành không có khả năng thì không thể hình thành được một thái độ học tập nghiêm túc, không thể miệt mài trong công việc.

Thương Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)