Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Kỷ nguyên 4.0 mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng băn khoăn v ngành ngh đào to hin nay, cơ hi ngh nghip trong thi k 4.0… đã đưc các chuyên gia tư vn gii đáp cn k ti chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 12 năm hc 2019-2020 din ra ti Trưng THPT Tây Thnh (Q.Tân Phú) mi đây.

ThS. Phm Doãn Nguyên (Giám đc Trung tâm Tư vn Tuyn sinh, Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) đang gii đáp các thc mc ca hc sinh Trưng THPT Tây Thnh

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Mê game, nên theo ngh lp trình game?

Trước băn khoăn của học sinh trong trường về việc bản thân rất mê game, chơi game rất giỏi, vậy có nên theo nghề lập trình game? ThS. Trần Hải Nam (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) chia sẻ, lập trình game là một chuyên ngành thuộc ngành đồ họa. Để theo đuổi được ngành này, người học cần có trình độ về mặt toán học, nền tảng tốt về tiếng Anh và nhất là khả năng tư duy, sáng tạo. Tuy nhiên, ThS. Nam khẳng định, không phải mê game, chơi game giỏi là có thể trở thành một lập trình game, mà cần phải có tố chất trong lập trình, sáng tạo. “Vòng đời của một sản phẩm liên quan đến CNTT, trong đó có game thường chỉ kéo dài từ nửa tháng đến một năm. Vì vậy, đối với ngành này, các em luôn phải tự tìm tòi, phát triển những hướng đi mới từ những cái đã có sẵn. Nhất là phải nắm bắt được xu thế của thời đại để không tụt hậu”, ThS. Nam lưu ý.

ThS. Nam cho biết thêm, lập trình game hiện là một ngành học còn khá mới ở Việt Nam. Thậm chí, ngành học này còn “bị mang tiếng” trong mắt không ít phụ huynh. Thế nhưng trong tương lai, đây là ngành học rất có tiềm năng phát triển. Học về lập trình game, người học có thể làm những công việc như viết code cho game; kiểm tra game; xây dựng cốt truyện cho game từ nội dung cho đến các level, thử thách trong game; thiết kế các hình ảnh, nhân vật trong game… Với tính chất công việc như vậy, để theo học ngành này, các em có thể lựa chọn những trường có đào tạo về mỹ thuật, thiết kế đồ họa…

Nhng ngh s tht nghip trong k nguyên 4.0?

Giải đáp nỗi lo này của học sinh trong câu chuyện làm sao lựa chọn đúng ngành nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) nhận định, trong kỷ nguyên 4.0 sẽ có nhiều ngành nghề mới xuất hiện, song song đó có nhiều ngành nghề hiện đang tồn tại nhưng có thể sẽ mất đi trong tương lai. Nhưng dù máy móc có phát triển như thế nào thì cũng không thể thay thế con người, nhất là về những công việc liên quan đến ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp giữa người với người. Có nghĩa là kỷ nguyên 4.0 sẽ mở ra thêm rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là các em có đủ khả năng để nắm bắt, để thích nghi với những cơ hội ngành nghề đó hay không.

K năng nào chinh phc nhà tuyn dng?

Băn khoăn này là của một số học sinh Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020. Trả lời vấn đề này, ThS. Nguyễn Xuân Luyện (đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết một trong những kỹ năng quan trọng để tìm được việc làm, chinh phục nhà tuyển dụng mà sinh viên cần phải có là kỹ năng biết lắng nghe. Với kỹ năng này, ông Luyện cho rằng không cần phải đợi đến khi ra trường rồi mới trang bị mà người học có thể trang bị ngay từ chính ghế nhà trường THPT. “Các trường ĐH không mang công việc đến cho người học mà chính kỹ năng người học có sẽ là “chất kết dính” để mang những cơ hội nghề nghiệp đến với bản thân. Kỹ năng này cần phải được quan tâm, bồi đắp học tập từ gia đình, xã hội, bạn bè…”, ông Luyện nói.

Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, ThS. Lê Ngọc Hải (Giám đốc Hướng nghiệp Education Tuor) nhận định, điều doanh nghiệp cần không phải là những tấm bằng đỏ mà họ cần “những chiến binh thực sự”. “Kiến thức các em học ở trường chỉ cơ bản đáp ứng được về mặt chuyên môn, chỉ là một phần mà doanh nghiệp cần. Để có thể chinh phục nhà tuyển dụng, các em phải có kỹ năng cạnh tranh riêng của mình. Đó là kỹ năng biết lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc. Đặc biệt, doanh nghiệp rất cần những sinh viên có trải nghiệm, dám tư duy, dám thất bại. Vì vậy, các em hãy rèn luyện để trở thành “những chiến binh thực sự””, ông Hải chỉ rõ.

Từ thực tế nguồn nhân lực hiện nay, bà Đinh Thị Thúy Nga (đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) nhìn nhận, đa phần nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên hiện nay rất năng động nhưng còn hạn chế về tác phong công nghiệp, kiến thức vận dụng từ nhà trường vào chuyên môn còn yếu. Đặc biệt là kỹ năng lắng nghe rất yếu nên gặp khó khăn trong việc xác định trọng tâm công việc. “Ngoài hiểu biết chuyên môn, người học cần có ý thức kỷ luật, có am hiểu về CNTT và biết sử dụng CNTT, đồng thời phải có khả năng ngoại ngữ để có thể chinh phục nhà tuyển dụng. Ngay từ bây giờ, song song với học kiến thức, các em nên chú ý hoàn thiện bản thân trong những kỹ năng đó”, bà Nga lưu ý.

ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) khẳng định, việc chia sẻ những thông tin trên không phải để làm “nhụt chí” người học trong câu chuyện lựa chọn ngành nghề mà là kênh để người học có thêm những nhìn nhận, lấy đà trang bị thật tốt các kỹ năng trong nghề nghiệp mình chọn. “Dù thế nào, trước hết các em phải mạnh dạn, tự tin ở chính mình. Khi lựa chọn ngành nghề, không hẳn hơn nhau ở việc giỏi toán, lý, hóa mà là việc biết lượng sức mình chọn lựa những ngành nghề phù hợp, luôn có ý chí cầu tiến, chú ý lắng nghe để hoàn thiện bản thân”, ông Dũng khuyên.

Q.Long

Cùng chung nhận định, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh) bổ sung thêm, hiện tại và tương lai, những công việc đơn giản lặp đi lặp lại sẽ dần được thay thế bởi robot; còn những công việc mang tính tư duy, đẩy mạnh mối quan hệ thì con người vẫn sẽ giữ vị trí chủ đạo. “Lấy một ví dụ đơn giản, hiện tại các phần mềm, các app dịch về ngôn ngữ chỉ có thể dịch mang tính máy móc, áp đặt, còn với con người thì sẽ có những biểu cảm, sự linh hoạt theo từng tình huống cụ thể. Bất cứ lĩnh vực nào cũng có cơ hội việc làm, và bất cứ lĩnh vực nào cũng có nguy cơ thất nghiệp. Nếu như người lao động có chuyên môn không vững, ngoại ngữ không có, yếu kỹ năng mềm thì chắc chắn khả năng thất nghiệp sẽ rất cao, dù học ngành nghề nào”, ông Cường nhìn nhận.

Mi môi trưng đào to đu có giá tr như nhau

Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên, trong xu hướng đào tạo đa ngành nghề như hiện nay, nhiều ngành nghề mang tính liên thông nhau. Học một ngành nghề nhưng cho phép người học có thể làm được nhiều công việc khác nhau. Điều cần phải lưu ý là ở mỗi ngành nghề lại yêu cầu những tố chất đặc thù khác nhau. Vì vậy, các em cần phải tìm hiểu thật kỹ, xem những tố chất mà ngành nghề mình định theo học có phù hợp với bản thân không. Đồng thời, phải căn cứ vào năng lực của bản thân để lựa chọn môi trường học tập, bậc học phù hợp. Ngoại trừ những ngành nghề đặc thù, yêu cầu phải tốt nghiệp ĐH như giáo viên, bác sĩ thì các ngành nghề khác đều cho phép lựa chọn nhiều bậc học. Thậm chí có những ngành nghề như đầu bếp, sửa chữa máy móc…, các em chỉ cần học ở trung tâm dạy nghề là có thể làm việc được.

Bên cạnh đó, ThS. Nguyên cũng cho hay, cùng một ngành nghề nhưng ở mỗi trường sẽ có những hướng đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, các môi trường đào tạo đều có giá trị tương đương nhau. “Giá trị hành nghề sau này mới là yếu tố quyết định giá trị nghề nghiệp của các em, chứ không hẳn nằm ở tấm bằng”, ThS. Nguyên khẳng định.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)