Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỷ nguyên 4.0: Thay đổi bản thân, sẵn sàng hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gii CNTT, biết ng dng nó vào phc v cuc sng, ci thin cuc sng… là mt trong nhng cách đ có th hòa nhp vi thế gii.

ThS. Lê Bình Trung (Giám đc Trung tâm Khi nghip, đi din Trưng ĐH FPT) chia s v nhng k năng cn có trong k nguyên 4.0 cho hc sinh Trưng THPT Gia Đnh

Đó là chia sẻ được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn kỹ năng học đường “Kỹ năng hội nhập toàn cầu và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và Trường ĐH FPT tổ chức mới đây tại Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh). Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng một trong những điều kiện tiên quyết trong “bí kíp” trở thành công dân toàn cầu là phải cần đến ngoại ngữ.

Hc bc nào đ “tr thành công dân toàn cu”

ThS. Lê Bình Trung (Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, đại diện Trường ĐH FPT) cho rằng trong kỷ nguyên mới, hầu hết các nghề nghiệp sẽ vận hành theo một mô tuýp khác, gắn liền với yếu tố CNTT. Do đó, nếu người học vẫn có tâm lý lựa chọn những công việc mang tính lặp đi lặp lại thì sẽ bị loại trừ. “Mọi ngành nghề các em lựa chọn đều phải có giá trị gia tăng để có thể phát triển được trong tương lai. Những ngành nghề đó phải mang tính sáng tạo, cá thể, tư duy… nếu các em không muốn đứng ngoài cuộc chơi”, ThS. Trung nói.

Trước băn khoăn về việc trong kỷ nguyên 4.0, robot liệu có chiếm hết công việc của con người, ThS. Trung trấn an rằng: các em đừng nên lo lắng trước sự thay đổi quá nhiều của những ngành nghề trong tương lai. Bởi, dù các ngành nghề có thay đổi, có phát triển theo hơi hướng 4.0 thì cũng đều được đi lên từ chính những ngành nghề cũ. Trong đó, vai trò của robot chỉ là đại diện cho trí tuệ nhân tạo của con người, do chính con người tạo ra, chúng chỉ thay thế chúng ta làm được những công việc lặp đi lặp lại chứ “không cướp mất ngành nghề của chúng ta”. “Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không tăng tốc. Các em phải thay đổi bản thân, phải sẵn sàng hội nhập để tạo ra giá trị gia tăng cho chính bản thân mình”, ThS. Trung nhắn nhủ.

Từ những chia sẻ trên, câu hỏi được nhiều học sinh đặt ra là nên lựa chọn bậc học nào (ĐH, CĐ hay TC) để có thể hòa nhập tốt nhất với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trước vấn đề này, ThS. Trung cho hay, trong cùng một ngành nghề sẽ có nhiều bậc học cùng đào tạo. Ở mỗi bậc đào tạo lại có những hướng chuyên sâu khác nhau, có thể thiên theo hướng thực hành hoặc kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, mặt bằng chung là người học đều được trang bị những kiến thức cơ bản, tổng quan về ngành nghề mà mình theo học, đồng thời trang bị cho người học những kỹ năng hội nhập cơ bản. “Điều đầu tiên không phải là bậc học, cũng không phải là ngành học mà là các em phải xác định được mục tiêu của bản thân mình muốn phát triển theo hướng nào. Đi theo đường thẳng hay đường vòng thì mục tiêu các em cũng là hướng đến tương lai. Bất cứ bậc học nào cũng cần đòi hỏi người học phải chuyên sâu trong chuyên môn, vững vàng trong thực hành. Do đó, trong cuộc cạnh tranh thời 4.0, em nào có chuyên môn, có nền tảng tốt thì sẽ có lợi thế cao”, ThS. Trung khẳng định.

Ngành nào hot trong thi 4.0?

Giải đáp những quan tâm của học sinh về ngành hot trong thời đại 4.0, chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng ngày nay đã không còn khái niệm về “ngành hot, nghề hot” mà chỉ có khái niệm “người hot”. “Hot” ở đây, theo ông An, đó là “hot” về kiến thức, về kỹ năng, về năng lực đón đầu xu thế. “Trong thời đại 4.0, ở mọi ngành nghề, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững, các em cũng cần có ngoại ngữ. Ở đây, tối thiểu là tiếng Anh. Cùng với đó, cần trang bị về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, nắm bắt được kiến thức về CNTT, biết ứng dụng những kiến thức đó trong cuộc sống. Chỉ cần có những tố chất đó, dù lựa chọn ngành nghề nào các em cũng trở thành… hot”, ông An chia sẻ.

Vit Nam là quc gia thu hút lao đng ngành CNTT

Phân tích sâu về ngành CNTT, ThS. Lê Bình Trung cho biết cách đây chừng hơn 10 năm, ngành này tại Việt Nam hầu như chưa phát triển. Thế nhưng, hiện tại Việt Nam là một trong 10 quốc gia khối châu Á – Thái Bình Dương hấp dẫn nguồn lao động cũng như cơ hội việc làm nhất về ngành này. Tuy nhiên, ThS. Trung cũng thông tin rằng, với ngành CNTT có rất nhiều chuyên ngành, rất nhiều ngã rẽ để học sinh có thể lựa chọn. Lời khuyên ở đây là: nếu các em đam mê về CNTT thì nên đầu tư vào lĩnh vực phần mềm, an toàn thông tin…

Một ví dụ được ông An đưa ra là những tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới như Grab, Facebook…, dù không hề sở hữu một mặt hàng nào, một nhân viên nào hay không sản xuất bất cứ một tin tức nào nhưng lại là những công ty, tập đoàn tiếng tăm, doanh thu hàng tỉ đô la. “Vấn đề ở đây chính là sự nắm bắt được CNTT, ứng dụng được CNTT và nắm bắt được xu thế của thời đại. Họ không sở hữu hàng hóa, không sản xuất hàng hóa nhưng họ sở hữu công nghệ. Mà công nghệ trong thời đại 4.0 chính là xu thế”, ông An nhấn mạnh.

Do vậy, lời khuyên được ông An gửi gắm đến học sinh là dù lựa chọn ngành nghề nào cũng cần phải trang bị cho mình sự am hiểu về CNTT, sử dụng CNTT vào chính ngành nghề của mình.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)