Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kỷ nguyên 4.0: Thiếu kỹ năng sẽ mất việc

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc s phát trin ca cuc cách mng công nghip 4.0, hc sinh phi hc cách kim soát bn thân đ không b công ngh chi phi, đng thi chun b nn tng k năng xây dng hình nh bn thân.

Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chia s vi các em hc sinh trong chương trình

Bà Lê Hồng Ngọc (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH FPT) đưa ra lời khuyên như vậy với hơn 1.000 học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo (Q.Gò Vấp) tại chương trình tư vấn kỹ năng học đường “Kỹ năng hội nhập toàn cầu và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH FPT tổ chức mới đây. Chia sẻ với học sinh, bà Ngọc nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là diễn biến tất yếu của cuộc sống, là sự tiếp nối, kết hợp của các công nghệ, rút ngắn khoảng cách vật lý, công nghệ sinh học và kỹ thuật số. Kỷ nguyên số đang tiến gần đến mọi người, nhờ vậy học sinh, sinh viên có thể học trực tuyến, tìm kiếm tài liệu chuyên môn một cách dễ dàng mà không chờ đọc đến sách dịch. “Các em đang có bước khởi đầu cùng lúc so với học sinh trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để học tập, trau dồi kỹ năng tiếp cận với thị trường lao động hội nhập”, bà Ngọc nói. 

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ kéo theo nhiều người mất việc làm do thiếu kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc mới. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tốt thì dễ dàng thích ứng, không bị bỏ lại phía sau. Kỷ nguyên 4.0 là thời đại mà doanh nghiệp không tuyển dụng theo kiểu cũ mà có tiêu chí khắt khe hơn, vì thế ngoài kiến thức chuyên môn, các em cần am hiểu và nắm chắc công nghệ. Ngoài ra con người phải quản lý cảm xúc tốt hơn bởi nó mang đến nhiều công cụ nhưng cũng không ít thử thách. “Trước yêu cầu đó, ngay từ bây giờ các em phải rèn luyện tác phong công nghiệp, có kỷ luật vì hình tượng cá nhân, vì sự đánh giá của xã hội dành cho mình. Doanh nghiệp có thể đào tạo kỹ năng nhưng tính kỷ luật phải tự mình trau dồi…”, bà Tô Nhi A cho biết.

Em Quốc Huy (lớp 12A2) hỏi: “Kỹ năng tiếp thu bài của em rất chậm, làm thế nào để cải thiện?”. Bà Tô Nhi A trả lời: “Thực tế không ít bạn trẻ đang bị công nghệ chi phối, thiếu tập trung học tập hay làm một việc gì đó. Để khắc phục tình trạng này cần hạn chế sử dụng điện thoại thông minh, dành nhiều thời gian cho việc đọc sách, chịu khó quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Như vậy vỏ não sẽ dày hơn, khả năng hiểu thông tin mới nhiều hơn”.

Giải đáp thắc mắc của một số học sinh về điều kiện để trở thành công dân toàn cầu, bà Lê Hồng Ngọc khẳng định: Chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới nếu không giỏi tiếng Anh. Bởi tiếng Anh không còn là “vũ khí” mà là “tấm vé” để gặp nhà tuyển dụng, lúc đó hãy nói đến bằng cấp của mình.

T.Tri

 

Bình luận (0)