Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà văn Sơn Nam: “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà văn Sơn Nam không ch biết đến là mt cây đi th trong làng văn hc Vit Nam, mà còn là mt hc gi chân chính, mt triết nhân đt Vit, mt nhà văn nghiên cu v phong tc, lch s… Không phi ngu nhiên ông đưc nhiu ngưi yêu mến gi vi cái tên là “ông già Nam b” hay là “nhà Nam b hc”. Bi l, vi nhng tác phm thành công ca ông, đu mang du n riêng v mit vưn Nam b vi đy p tư liu quý, khiến nó tr thành di sn văn chương và hơn na còn là hin tưng văn hóa đc đáo phương Nam.


Nhà văn Sơn Nam bên tưng chân dung ca mình ti làng du lch Bình Qui 1 (Thanh Đa) lúc sinh thi

Kỷ niệm 15 năm ngày mất của nhà văn Sơn Nam (13-8-2008/ 13-8-2023), bài viết này như một nén hương tưởng nhớ đến “nhà Nam bộ học” đáng kính này…

Ht bi nghiêng mình nh đt quê

“… Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. Đó là hai câu thơ cuối trong bài thơ của nhà văn Sơn Nam – một bài thơ duy nhất của ông, bài thơ không tên, được viết thay lời tựa cho tập truyện Hương rừng Cà Mau. Hình ảnh độc sáng đầy tính minh triết “hạt bụi nghiêng mình” của ông được lan tỏa khắp muôn nơi. Đời người như cành mai sớm nở tối tàn, như mây khói và cuộc sống con người đã là cát bụi trần gian. Mỗi kiếp sống vẫn như hạt bụi nhỏ. Giữa vi trần ức niệm, cái nhỏ nhất cũng là cái gì lớn nhất. Sinh hay tử, mê hay ngộ… tất cả đều nằm ở đó. Một hạt bụi nhỏ bé của ông trong vũ trụ bao la, bất lực trước định luật tự nhiên của tạo hóa nhưng thật sự đã đạt được cảnh giới của khai ngộ đó là tình yêu mãnh liệt, thấm đẫm với quê hương Tổ quốc mình, phải kính cẩn “nghiêng mình nhớ đất quê”, như ông đã từng nói: “Mình có nghĩ đó là thơ đâu. Những gì mình viết trong ấy là tấm lòng của con người thương nhớ quê nhà”. Thật vậy, ông luôn tự nhận mình là nhà văn của đồng quê: “đồng quê là nơi tính dân tộc thể hiện rõ nhất, gần gũi với thời thơ ấu của nhiều người” và ông kết luận “đồng quê là cái nôi lớn của dân tộc”.

Nhà văn Sơn Nam sinh ngày 11-12-1926 tại Kiên Giang và mất ngày 13-8-2008, tên thật là Phạm Minh Tài nhưng người ghi sổ bộ trong làng viết nhầm là “Tày”. Còn bút danh Sơn Nam, ông giải thích: “Cái bút hiệu nghe cao ngạo của tôi bắt nguồn từ ký ức: Hồi xưa ở xóm nhỏ ven rừng U Minh Hạ, quanh nhà tôi là xóm người Khmer. Khi thấy mẹ tôi và tôi đều đau yếu, một phụ nữ Khmer, tên Thị Cà Xúc mỗi ngày tự nguyện đến cho tôi bú và mớm cơm xem như con ruột. Bút hiệu của tôi lấy chữ Sơn đứng đầu, nhằm nhắc nhở sự gắn bó với người dân tộc Khmer mà nhiều người mang họ Sơn, họ Thạch…”. Như vậy, Sơn là họ lớn của người Khmer, còn Nam là phương Nam nước Việt.


Tác gi đang viết s lưu nim ti Nhà lưu nim nhà văn Sơn Nam  Tin Giang

Từ bút hiệu, đến quan niệm văn chương, đến sáng tác văn học, bút ký, khảo cứu, tùy bút… của ông đều có một mẫu số chung là khắc họa, khảo tả những điểm đặc biệt, đặc sắc về vùng Nam bộ. Vấn đề ông quan tâm nhiều hơn hết vẫn là văn hóa dân tộc. Và bao trùm lên tất cả là tấm lòng nhân hậu, cái tâm, cái tình của người cầm bút, rất bình dị, mộc mạc, chân quê nhưng sâu sắc và lắng đọng đối với mảnh đất quê hương sông nước phù sa, chính điều này làm cho người đọc, bạn bè, thêm quý mến ông. GS.TS Trần Văn Khê đã từng nhận định: “Trong suốt cuộc đời anh Sơn Nam đã đem văn hóa miền Nam nước Việt đến với bao nhiêu người trong và ngoài nước. Sự ra đi vĩnh viễn của anh làm cho bộ từ điển sống cho thư viện về văn hóa miền Nam không còn nữa và chưa thấy ai có thể thay thế anh được. Thương tiếc anh vô vàn, biết rõ là dẫu anh không còn ở trên đời này, nhưng việc làm của anh, sự nghiệp tinh thần của anh còn lưu mãi trong lòng của người dân nước Việt”.

Nhng di sn đ li

Hơn 80 năm tại thế, di sản mà nhà văn Sơn Nam để lại cho đời là kho kiến thức phong phú đến mức những người làm công tác nghiên cứu văn hóa, lịch sử… gọi đó là một gia tài vĩnh cửu. Ông là một pho từ điển sống Nam bộ, hỏi ông bất cứ một vấn đề, sự kiện lớn nhỏ nào, ông cũng có thể nói vanh vách như kể chuyện chính cuộc đời ông, với niềm tự hào về vẻ đẹp xứ sở mình. Nhà văn Lê Thiếu Nhơn nhận định khá sâu sắc: “Nhìn vào văn nghiệp đồ sộ của nhà văn Sơn Nam, nhiều người muốn gọi ông là một nhà nghiên cứu. Thế nhưng, hoàn toàn không phải, Sơn Nam không tầm chương trích cú bao giờ. Cũng là tuồng tích cũ ấy, cũng là dữ liệu xưa ấy, nhưng những gì Sơn Nam viết ra đều đã được chắt lọc qua trái tim ông, qua khối óc ông mà chảy xuống trang văn thành câu chữ trĩu nặng cốt cách Nam bộ, đắm say nhân nghĩa Nam bộ”. Nếu nói một cách rành mạch “văn chương Sơn Nam mang dấu vết lịch sử, chứ không phải Sơn Nam viết lịch sử bằng văn chương”. Có thể nói, đây là một bút pháp, một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam. Theo nhiều tài liệu, ông có trên 40 đầu sách, hầu hết các tựa sách của ông đều được các nhà xuất bản lớn tập hợp, ký hợp đồng tác quyền, như: Hương rừng Cà Mau, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nói về miền Nam – cá tính miền Nam, Đất Gia Định, Bến Nghé xưa và người Sài Gòn, Bà chúa Hòn, Gốc cây, cục đá, ngôi sao… Những tác phẩm khảo cứu của Sơn Nam đều viết theo dạng tùy bút nhưng dữ liệu trong đó thì hoàn toàn xác thực. Vì điều này mà tác phẩm của ông vừa minh triết, vừa giàu tình cảm, có giá trị lớn để thế hệ sau có thể tham khảo, đối chiếu. Những truyện ngắn đặc sắc của ông, lại đặc biệt hấp dẫn các nhà làm phim, đã có ít nhất ba tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim. Năm 2003, đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh bắt đầu khởi quay bộ phim Mùa len trâu, lấy cốt truyện từ truyện ngắn cùng tên trong tập Hương rừng Cà Mau. Bộ phim đã tham dự gần 10 liên hoan phim của khu vực và quốc tế, đã giành được nhiều giải thưởng đáng kể.

Quê hương nơi ông sinh ra, thấm đẫm chất men văn hóa của dòng phù sa ngọt ngào, sâu lắng, nắng mưa hào phóng đã tạo nên những con người với nhiều nghị lực, nhiều tình thương, lẽ phải… Đó là chất của văn học. Nói như nhà văn Lê Phú Khải: “Nhà văn Sơn Nam là một trong những người đi đầu khẩn hoang miền đất ấy bằng lưỡi cày tự đúc riêng cho mình”. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của ông. Quả thật, là một trong những hiện tượng hiếm hoi, một di sản độc đáo mà ông để lại cho hậu thế.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)