Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2009): Trở về từ địa ngục trần gian

Tạp Chí Giáo Dục

Bài 2: Người chịu hai án tử hình

Do liều lĩnh đứng ra nhận mình giết tên chiêu hồi phản bội mà ông đã bị đánh đập dã man và phải ra tòa chịu mức án tử hình. Thế nhưng sau đó ông cùng đồng đội tìm cách vượt ngục. Ông là Nguyễn Dương Kế – một cựu tù cách mạng trước năm 1975.





Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4




Bài 1: Nhà giáo Phạm Bá Lữngười cộng sản kiên cường




Dũng cảm đứng ra nhận tội
Tại căn gác xép trong ngôi nhà nhỏ ngay góc Nguyễn Trãi – Lương Nhữ Học, ông Nguyễn Dương Kế đã kể cho tôi nghe những tháng ngày sống và chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Trong suốt câu chuyện, ấn tượng nhất là việc ông dám tự mình đứng ra nhận giết chết tên mật báo chiêu hồi và chuyến vượt ngục “ngoạn mục” sau đó.
… Năm 1966, chàng thanh niên quê xã Thành Lợi (Vụ Bản, Nam Định) tạm xa gia đình lên đường nhập ngũ. Sau 6 tháng luyện tập ở đại đội 3, sư 38 (Thạch Thành, Thanh Hóa) Nguyễn Dương Kế vác ba lô vào Nam chiến đấu. Trong một chuyến tiền trạm đưa đơn vị đi lấy lương thực ở Phước Hòa (Phú Giáo, Bình Dương) do ở lại chiến đấu để cản chân địch, ông đã bị giặc bắt sống. Sau khi đưa ông vào Bệnh viện Long Bình để chữa trị vết thương, tháng 2-1969 bọn chúng lại đưa về trại giam Biên Hòa rồi lưu đày ra tận Phú Quốc và cuối cùng là trại giam Cần Thơ.
Năm 1971, theo kế hoạch anh em tù ở trại giam phân khu D5 đào hầm tìm cách vượt ngục thế nhưng lần đó có người đã viết giấy báo cho bọn quân cảnh. Nhìn tuồng chữ, anh em trong trại phát hiện ra tên Doãn Văn Biên trà trộn vào trong trại để làm chỉ điểm. Nhận thấy đây là một đối tượng nguy hiểm cần phải loại trừ nếu không sẽ có nhiều hậu họa xảy ra. Thế nhưng sau khi nhận diện được kẻ thù giấu mặt, một vấn đề được đặt ra là phải tìm người đứng ra nhận giết tên Biên. Chiều hôm đó đến giờ điểm danh, tên trung sĩ quân cảnh thấy thiếu một người ở phòng 9 và sau đó bọn chúng tìm thấy xác trong phòng số 6. Lập tức cả tiểu đoàn quân cảnh 8 bao vây toàn phân khu để tập hợp tù nhân lại và truy tìm cho ra “thủ phạm”. Sau khi tra hỏi, bọn địch thật bất ngờ khi thấy tù binh Nguyễn Vương Thành (tên trong hồ sơ của ông Nguyễn Dương Kế) mang số hiệu 6686 đứng lên nhận tội. Ông Kế nhớ lại giây phút đó: “Dù đã bị địch bắt đem vào nhà tù nhưng tôi thấy đây cũng là một mặt trận, mình còn sức thì còn phải chiến đấu với kẻ thù. Biết là tay không đối chọi với súng đạn rất nguy hiểm vì thế tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Ngoài tôi ra sau đó có anh Trương Văn Long ở chung phân khu cũng đứng ra nhận luôn”. Thế là từ đó trở đi bọn chúng đem hai người vào phòng biệt giam và tìm đủ cách tra tấn. Hình thức phổ biến nhất là dùng gậy, roi cá đuối đánh vào người, đổ nước xà bông vào miệng, lấy tàn thuốc gí vào người. Vừa đánh đập bọn chúng vừa khảo tra: “Ai giết tên Biên? Tại sao lại giết nó? Ai là bí thư chi bộ? Ai tổ chức đào hầm?”. Ông Kế một mực khai: “Vì nó hăm dọa giết tôi thì tôi phải giết nó trước, đây là chuyện tư thù cá nhân chứ không có nguyên nhân nào hết”. Sức khỏe ông từ đó suy sụp hẳn, miệng sưng vù, ăn uống không được, đi cầu ra máu, người lở loét hôi thối bọn chúng phải đưa ông về bệnh xá trại giam điều trị. Ngày 20-12-1971, tòa án quân sự Cần Thơ đưa ông ra xử với mức án tử hình, riêng tòng phạm Trương Văn Long chịu tù chung thân về tội giết người.

Ông Nguyễn Dương Kế (mặc quân phục – hàng đầu) cùng Ban liên lạc tù binh Việt Nam thăm Phú Quốc

Cuộc vượt ngục liều lĩnh
 … Sau khi ra tòa, chúng nhốt ông và ba người khác vào một chiếc thùng Tô-nét bề dài khoảng 2m, rộng chỉ 1,5 m. Ông kể: “Tuy tòa tuyên án nhưng tôi quyết không chịu ký, thà hy sinh ngoài hàng rào kẻ địch chứ không chịu hy sinh trong tay kẻ thù. Bằng mọi cách chúng tôi tìm cách vượt ngục. Rất may trong cái thùng đó có một lỗ sét gỉ, ban đêm bốn người thay nhau cạy cho thành một cái lỗ to đến khi lọt được cái đầu. Biết là cuộc chạy trốn sẽ có rất nhiều nguy hiểm nhưng tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc” nên chúng tôi quyết định vẽ sa bàn tìm hướng chạy trốn. Dù hy sinh hoặc bị địch bắt nhưng bằng mọi cách cho một người thoát được để báo cho cách mạng biết. Ông vẫn nhớ hôm đó là ngày 20-12-1971: “7 giờ tối cả toán bắt đầu thực hiện cuộc vượt ngục. Tôi là nhóm trưởng nên chui ra trước để dẫn đường cho Long, Pha và Đồ. Vất vả lắm chúng tôi mới vượt qua những đám bùng nhùng và bốn hàng rào sắt. Lội qua ao rau muống cả bốn người lấy sình trét khắp người để ngụy trang vì trên người không mặc một thứ gì cả. Mãi đến 10 giờ tối cả toán mới thoát ra khỏi khu vực trại”. Ba ngày sau ba người mới tìm đến được vùng giải phóng (một người bị lạc vào nhà dân sau đó bị địch bắt trở lại). Trớ trêu thay sau đó nhóm của ông lại bị phía mình bắt giam vì bị nghi là mật báo cài vào phá căn cứ cách mạng. Nếu trước đây ông không chịu ký vào bản án tử hình của địch thì lần này khi nhận bản án tử hình của chính quyền cách mạng ông đã sẵn sàng cầm bút ký. Ông chỉ nói một câu: “Những kẻ lầm đường lạc lối trở về còn được chính quyền khoan hồng huống chi những người đi làm cách mạng. Tôi chỉ ân hận khi nước nhà thống nhất bố mẹ biết con mình hy sinh trong trường hợp này thì họ sẽ nghĩ gì và đau khổ biết chừng nào”. Không nài nỉ gì thêm nhưng sau đó ông được thả tự do và được kết nạp Đảng lần thứ 2 vào năm 1974. Từ Phó đoàn văn công Bình Minh (Vĩnh Long), ông lại về đơn vị cũ là Trung đoàn Đồng Nai 1 phụ trách mảng thông tấn báo chí. Sau năm 1975, ông làm việc cho Báo Lao Động, Báo Cao Su đến năm 2008 mới nghỉ hưu.
Hiện nay với cương vị là Tổng thư ký Ban liên lạc tù binh Việt Nam, Tổng thư ký Hội chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày Việt Nam, ông trở thành “sợi dây” nối quá khứ với hiện tại, nối tình cảm các cựu tù đang còn sống trên mọi miền đất nước lại với nhau. Mỗi lần anh em gặp nhau, ký ức một thời tranh đấu trong “địa ngục trần gian” lại hiện về.
Hương Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)