Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7-1947/ 27-7-2017): Bài 2: 20 năm xuôi ngược tìm đồng đội

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn đưc thông tin v đng đi cũ, cu chiến binh Lê Văn Ch ( Thch M, Lc Hà, Hà Tĩnh) và nhng ngưi bn ca Trung đoàn 812 xưa vưt đèo cao núi sâu, qua nhng trơn trưt đưng rng trên các no đưng Qung Tr đ tìm đng đi. Gn 20 năm trôi qua, ông không còn nh mình đã thc hin bao nhiêu chuyến đi như thế, ch biết rng, đâu đó đng đi ca ông vn chưa v, nhng ngưi m, ngưi v ca h vn mi mt ngóng trông. Nghĩ đến đó, ông li đi…

Gn 20 năm nay, cu chiến binh Lê Văn Ch vn mit mài đi tìm đng đi gia núi rng Qung Tr

Mt thi la đn

18 tuổi, Lê Văn Chớ đã là một trinh sát dũng cảm, nhanh nhẹn, mũi trưởng đặc công đầy mưu trí của Trung đoàn 812, Sư đoàn 324, Quân khu Trị Thiên. Ở chiến trường nơi địa đầu tuyến lửa Quảng Trị, ông đã tham gia cả trăm trận đánh lớn nhỏ từ khắp các vùng quê như Đá Bác (Ba Lòng), Cam Tuyền, Cồn Tiên, cầu Đuồi, cho đến Hải Trường, Hải Lăng, Chiêm Dòng… Trinh sát là đi đầu, thám thính và mở đường, ông đã cùng đồng đội gan dạ luồn sâu lòng địch, dẫn cán bộ và cơ sở cách mạng thoát khỏi vây ráp của địch, cùng an ninh địa phương diệt ác ôn, phá kìm kẹp, bảo vệ an toàn cho cơ sở trong vùng địch tạm chiếm. 4 năm ở chiến trường, ông Chớ vinh dự được trao 7 danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, 3 lần tặng thưởng Huân chương Chiến công, có đến hàng chục giấy khen khác, liên tục là tấm gương cho toàn quân khu Trị Thiên nêu gương và học tập trong chiến đấu. Tháng 8-1970, Lê Văn Chớ bị thương nặng, phải chuyển về tuyến sau điều trị. Ông Chớ kể, hôm ấy khi tham gia trận đánh đối đầu với một tiểu đoàn ngụy quân, ông không may bị đạn địch bắn xuyên bụng, ruột đứt làm 4 đoạn. Đồng đội ông phải dùng bát B52 úp vào bụng để giữ ruột không bị trào ra ngoài. “Hôm ấy Tiểu đoàn 4 có 10 chiến sĩ, kể cả tui hy sinh. Đồng đội đã đào 10 cái huyệt, chuẩn bị làm lễ truy điệu thì họ phát hiện tui còn thở. Các đồng đội vội vã đưa tui trở lại hầm phẫu thuật trạm quân y dã chiến để thực hiện phẫu thuật. Vậy mà sống!”. Sau đận ấy, sức khỏe yếu, ông nhận công tác mới là trợ lý đặc công ở Bộ CHQS Hà Tĩnh, rồi Đại đội trưởng Thanh niên xung phong thuộc Tỉnh đoàn, tham gia giữ tuyến đường 15A huyết mạch.

Hòa bình lập lại, ông trở về quê Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) – một miền cát trắng xác xơ với thương tật đến 61%. Tàn nhưng không phế, để kiếm sống, ông làm đủ thứ nghề, từ làm bánh bún, chiếu phim, bơm vá, sửa xe, chạy chợ… Thời kỳ mở cửa, ông đi tắt đón đầu những công trình thầu khoán từ điện, đường, trường trạm, xây hồ đắp đập rồi cầu phà qua sông… Tố chất đi đầu bước trước của anh lính trinh sát dường như chưa bao giờ thôi cháy trong ông. Việc gì ông cũng xông xáo, dám nhận, dám làm.

Năm 1993, hợp tác xã thương binh của ông cùng sự chung sức của nhiều đồng đội ra đời, nhà khách 27-7 mọc lên bên những lũy tre, những túp lều tranh nhếch nhác đã nâng đỡ bao phận người, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Tiếp đó năm 1998 ông xây dựng khách sạn Hoàng Anh ở thị trấn Cày, huyện Thạch Hà. Nhiều bạn cũ, con em đồng đội được ông dìu dắt nâng đỡ, từng bước có điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Ngưc xuôi tìm đng đi

Tháng 7, câu chuyn tìm đng đi vn còn thao thc trên nhng chng đưng tr li chiến trưng xưa. Lê Văn Ch bo rng, còn sc ông vn còn đi!

Suốt gần 20 năm nay, nhường công việc kinh doanh cho người kế cận, ông lại thực hiện những chuyến đi băng rừng, lội suối, với cơm vắt, lán rừng, vật lộn với vết thương cũ và sốt rét để đi tìm đồng đội. Dường như với ông, dù ở tuổi thất thập nhưng gian khổ chẳng thấm vào đâu so với nỗi chờ mong của đồng đội đang nằm lại đâu đó giữa những cánh rừng, đồi lau hoang dại. Ông bảo, nghĩ về Quảng Trị đôi chân ông lại muốn đi bởi thôi thúc từ trái tim. Nơi ấy đã cất giữ lại quãng thời gian có ý nghĩa nhất của cuộc đời ông gắn liền với lịch sử máu lửa của dân tộc. Ông từng bao lần khóc, bao lần tự tay bới đất tiễn bạn giữa đại ngàn gió hú, đồng lau. “Anh em ngã xuống để mình được trở về! Hòa bình rồi, mình phải đưa anh em cùng về thôi”, ông nói.

Gần hai chục năm qua, ông cùng đồng đội, nhất là Thiếu tướng Minh Long, Đại tá Hoàng Xuân Đại, rồi Phan Công Tiến… kẻ trong Nam, người ngoài Bắc, người góp lương, người trích lợi nhuận, đồng hành trong mỗi chuyến đi. Trong cái oi nồng tháng 7, thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn mưa rừng bất chợt. Ông và những người bạn của Trung đoàn 812 vẫn vượt qua đèo cao núi sâu, tìm về những cứ điểm xưa.

Có một điều rất lạ, ông có thể quên tuổi mình, lẫn lộn những tính toán bán mua thương trường nhưng ngày tháng mỗi trận đánh, giờ phút đồng đội hy sinh, quân số bao người, vào trận ra sao, ra trận như thế nào ông nhớ hết. Đi qua các nghĩa trang lớn nhỏ, chỗ nào ông cũng tìm tòi ghi chép, khâu nối, tìm hiểu để kết nối cho người thân. Ông trở thành cộng tác viên tích cực cho những chương trình thiện nguyện, tìm kiếm thông tin liệt sĩ “Trở về từ ký ức”, “Nếu không có chiến tranh” của Đài Truyền hình Việt Nam. Mười mấy năm, hơn 1.300 liệt sĩ được ông và đồng đội tìm kiếm, quy tập và chỉ dẫn thông tin.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)