Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kỳ thi THPT quốc gia nên có sự linh hoạt

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT khng đnh, vic thi THPT quc gia 2020 s vn din ra nếu HS đi hc tr li trưc ngày 15-6. Theo tính toán ca b, nếu đi hc trưc ngày này, giáo viên và HS s hoàn tt chương trình hc trưc ngày 15-7, bưc vào k thi THPT quc gia vào đu tháng 8.

C giáo viên và HS cui cp đu đang trong tâm thế va hc va ch nhng phương án ca B GD-ĐT (hình minh ha)

Tuy nhiên, nhìn nhận từ phía các đơn vị trường học, nhiều giáo viên cho rằng, bộ cần phải tính toán đến tính hiệu quả của việc học trực tuyến trên mọi đối tượng HS. Kỳ thi THPT quốc gia không nên cứng nhắc mà nên có sự linh hoạt.

“Va hc va ch… các phương án”

“Ngay cả khi thực hiện học online thì giáo viên, HS hiện vẫn đang trong tâm thế chờ một kế hoạch của Bộ GD-ĐT. Một kế hoạch dự trù ở nhiều hướng để đơn vị sẵn sàng lên các phương án chuẩn bị, tránh rơi vào thế bị động”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5) chia sẻ.

Cụ thể hơn, thầy Cường phân tích, căn cứ theo mốc thời gian điều chỉnh kế hoạch năm học và kế hoạch thi THPT quốc gia mà bộ đã công bố lần 2 và tình hình dịch bệnh hiện tại, có thể thấy ngay thời gian HS đi học lại khi nào cũng chưa thống nhất thì kế hoạch năm học cũng không thể nói là sẽ thực hiện đúng lộ trình. “Với tình hình thực tế, tôi thấy việc xét tốt nghiệp THPT là hợp lý nhất. Vì dù đã học online nhưng không phải đối tượng HS nào cũng tiếp cận được và việc học không thể được liên tục như học trực tiếp, dẫn đến sự học không đồng bộ ở tất cả các đơn vị, đối tượng HS. Cạnh đó, tâm lý HS cũng bấp bênh, muốn xét nhiều hơn thi, nên việc học không ổn định”. Nếu xét tốt nghiệp, theo thầy Cường, HS muốn học tiếp lên ĐH có thể chọn những phương thức xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này cũng cho rằng ngay cả ở phương thức này cũng cần những nhà giáo dục nghiên cứu cụ thể hơn các trường hợp để không thiệt thòi cho bất cứ HS nào.

Chung đề xuất, cô Ngô Thị Thu Thủy (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức) cho hay, đây là thời điểm thích hợp để bỏ kỳ thi THPT quốc gia, thay vào đó là xét tốt nghiệp. Việc xét tốt nghiệp THPT hãy để cho các trường THPT tự làm, còn việc thi ĐH thì để các trường ĐH tự quyết định. “Từ phía giáo viên, mình nhận thấy rằng việc xét tốt nghiệp hay thi tốt nghiệp thì cũng sẽ không tác động nhiều đến tâm lý của HS nếu mỗi giáo viên, nhà trường đều làm theo đúng hướng đánh giá năng lực. Việc bỏ thi tốt nghiệp có thể ban đầu sẽ khiến bộ phận giáo viên bảo thủ bối rối nhưng là cái lợi cho cả người dạy và người học”. Theo cô Thủy, việc thi tốt nghiệp bấy lâu nay vô tình tạo cho cả HS và thậm chí cả giáo viên hình thành tâm lý học là để thi nên hạn chế sự sáng tạo, năng lực của cả người dạy và người học, hình thành nên quan điểm môn được coi trọng, môn không.

Cũng đứng ở góc độ nhà trường, thầy Đào Phi Trường (Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường, Q.9) nhìn nhận, dịch bệnh hiện nay không biết kéo dài đến khi nào, việc tổ chức thi THPT quốc gia trước hết sẽ vô tình làm tụ tập đông người, có khả năng lây lan bùng phát dịch bệnh (ngay cả khi dịch bệnh được khống chế). Thứ hai, ngay thời điểm này, kinh tế đang rất khó khăn, việc tổ chức hội đồng thi cũng sẽ là “áp lực lớn” với mỗi trường khi hiện tại các trường đang phải “gồng mình” để chi trả cho đội ngũ bảo vệ, lao công. Kế nữa, việc học trực tuyến thời gian qua đã phát sinh rất nhiều vấn đề như: đang dạy rớt mạng, HS có ý thức tự giác không cao và phương tiện học trực tuyến thiếu. Thống kê tại trường chỉ có 30% HS toàn trường có máy tính kết nối mạng. “Thiếu hiệu quả trong việc học trực tuyến là rào cản và khó khăn lớn nhất cho thầy cô, nhà trường, HS cuối cấp khi đi học trở lại. Nếu kỳ thi THPT vẫn tiếp tục diễn ra, áp lực học tập thi cử sẽ đặt nặng hơn rất nhiều lên HS, giáo viên và cả phụ huynh, gây thiệt thòi lớn cho HS cuối cấp. Do đó, Bộ GD-ĐT cần tính toán làm sao để có lợi nhất cho HS khối 12 trong năm học này”.

2 tháng đ va hc va ôn, có kh thi?

Trong khi đó, Bộ GD-ĐT mới đây đã khẳng định, nếu HS trở lại trường trước ngày 15-6 thì việc thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ vẫn được diễn ra theo đúng khung điều chỉnh lần hai là từ ngày 8 đến 11-8-2020. Tức là, HS sẽ có thêm 1 tháng học tiếp chương trình học kỳ II và kết thúc năm học trước ngày 15-7. HS khối 12 sẽ có thêm khoảng 3 tuần để ôn tập trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, ở “kịch bản” này, nhiều nhà giáo dục vẫn bày tỏ băn khoăn, cho rằng khoảng gần 2 tháng để vừa học vừa ôn với HS khối 12 là quá nặng nề và đặc biệt là khá thiệt thòi, không có tính khả thi đối với giáo viên.

“Thời điểm này, khi các trường THPT tại TP đã bắt đầu học trực tuyến chương trình học kỳ II thì tại trường, HS khối 12 vẫn chủ yếu là ôn tập kiến thức cũ. Việc dạy kiến thức mới gần như chỉ ở mức độ tương tác một chiều, không đạt được hiệu quả cao do điều kiện tiếp cận CNTT của cả giáo viên, HS còn nhiều hạn chế. Trên 50% HS tại trường không có phương tiện để học trực tuyến. Điện thoại có thể kết nối internet nhưng lại không thể hiệu quả để kết nối với học trực tuyến”, cô Tăng Thị Thanh Nga (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Bình Khánh, huyện Cần Giờ) chia sẻ.

Từ thực tế này, cô Nga cho rằng, khi đi học trở lại, thầy và trò ngoại thành sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất chương trình học kỳ II. Với HS tại trường, thông thường khi lên chương trình học, cả giáo viên và HS phải rất nỗ lực để dạy và học. Có nhiều bài, phân phối chương trình là 3 tiết nhưng trên thực tế 3 tiết là không đủ, giáo viên luôn phải dạy bù, phụ đạo do khả năng tư duy của học trò kém. Như vậy, nếu khoảng thời gian nghỉ học quá dài, gián đoạn kiến thức thì đi học lại, bên cạnh dạy bài mới, giáo viên còn phải nhắc lại kiến thức cũ. “Gần hai tháng để vừa học bài mới, vừa hoàn tất các kiểm tra định kỳ, các cột điểm cho HS một cách đúng thực lực, vừa ôn thi THPT là điều  giáo viên vùng ngoại thành như mình khó có thể xoay xở nổi”. Theo cô Nga, để không thiệt thòi cho tất cả HS, bộ nên tính toán đến phương thức xét tốt nghiệp.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1, TP.HCM cũng cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất của trường khi triển khai học trực tuyến cho HS đó chính là làm sao mọi HS đều có thể tiếp cận một cách công bằng nhất bài học qua hình thức này. “Khi đi học trở lại, ngoài việc dạy kiến thức mới, nhắc lại kiến thức cũ, hoàn tất việc kiểm tra, đánh giá, trường phải lên phương án để hỗ trợ riêng từng đối tượng HS ôn thi. Gánh nặng và áp lực sẽ đè lên cả thầy và trò. Khoảng thời gian gần 2 tháng nếu muốn co kéo đủ chừng ấy công việc thì rất có thể sẽ có tiêu cực”. Do đó, vị hiệu trưởng này cho rằng, Bộ GD-ĐT nên tùy tình hình thực tế và phải căn cứ vào tính hiệu quả của mọi đối tượng HS khi tiếp cận học trực tuyến để quyết định thi hay không thi chứ không nên nhất định phải thi tốt nghiệp.

Thừa nhận việc học trực tuyến tại đơn vị chưa đạt hiệu quả cao khi sự tương tác giữa giáo viên và HS còn quá ít và thiếu tính kiểm soát, thầy Trần Minh Thùy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Hóc Môn) cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia năm nay nên chuyển thành một kỳ thi nhỏ ở từng đơn vị trường học, để xét tốt nghiệp nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá quá trình học của HS chứ không nên nhằm cả mục đích xét ĐH, như thế sẽ không hợp lý.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)