Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Những tình huống bất thường chưa được lên “kịch bản”

Tạp Chí Giáo Dục

Không ít tình hung d khóc di đã xy ra trong k thi nghip THPT năm 2023 mi đây. Nhiu tình hung bt thưng song… chưa đưc lên kch bn ng phó khiến không ít cán b làm thi b đng, lúng túng.


Nhiu tình hung “d khóc d cưi” trong k thi tt nghip THPT năm 2023 ti TP.HCM (hình minh ha)

Tình hung d khóc, di

Lần đầu tiên làm nhiệm vụ trưởng điểm tại một điểm thi có thí sinh tự do, cô N.H (phó hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM) chia sẻ, cả hội đồng thi phải “căng” hết sức. Vì điểm thi có thí sinh tự do nên mọi tình huống đều phải được đặt ra, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh song phải đảm bảo quy chế cũng như tính nghiêm túc, minh bạch trong suốt kỳ thi.

Cô N.H cho hay: Thí sinh tự do có em chỉ thi vài môn thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào các trường đại học. Do đó, có thể thí sinh sẽ không đến điểm thi ngay từ đầu giờ của buổi thi mà chỉ khi đến môn thi của các em thì mới đến. Như vậy, trong tình huống này trưởng điểm thi cần phải xử lý thế nào để đảm bảo đúng theo quy chế thi và quyền lợi thí sinh được đảm bảo.

Hơn nữa, điểm thi cũng phải bố trí các phòng chờ để trong trường hợp thí sinh tự do đến điểm thi ngay từ đầu buổi thi các em sẽ có phòng để ngồi chờ theo đúng quy chế, khi đến giờ thi môn thi của mình thì các em di chuyển lên phòng thi để làm thủ tục dự thi.

“Điều này trưởng điểm thi phải sinh hoạt thật kỹ, quán triệt với tất cả các thành viên trong hội đồng thi. Nếu các thành viên trong hội đồng thi mà không nắm rõ thì có thể sẽ khiến thí sinh bị mất quyền lợi. Giả sử, nếu trường hợp đang trong thời gian thi, có thí sinh đến điểm thi thì phải hỏi là thí sinh dự thi môn nào, kiểm tra giấy tờ của thí sinh, báo cho trưởng điểm thi để xử lý…”.

Đã lên kch bng phó vi các tình hung bt thưng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra trong 2 ngày 28, 29-6 với gần 1 triệu thí sinh trên cả nước tham gia dự thi. Tại TP.HCM, gần 85.000 thí sinh dự thi ở 156 hội đồng thi chính thức.

TP.HCM đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống bất thường trong kỳ thi. Trong đó, Sở GD-ĐT phối hợp với Công an thành phố xử lý tình huống bất thường, bảo vệ an ninh, an toàn cho tất cả các khâu trong kỳ thi. Trong đó, bảo đảm tính bảo mật, an toàn tuyệt đối cho kỳ thi từ khâu in sao đề thi, bảo vệ các điểm thi, điểm in sao đề thi, cùng tham gia áp tải, bảo vệ đề thi, bài thi theo đúng quy chế và kế hoạch.

Sở cũng phối hợp với cảnh sát giao thông, các lực lượng của Sở Giao thông Vận tải, lực lượng TNXP thành phố giải tỏa nhanh các khu vực kẹt xe trong các ngày thi, tạo điều kiện để cán bộ coi thi và thí sinh đến trường đúng giờ thi quy định.

Đề thi và bài thi được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong có đủ chữ ký trưởng điểm thi, thư ký điểm thi, công an)…

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục và bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi bảo đảm an toàn, chắc chắn. Có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày. Có công an trực, bảo vệ liên tục. Có 1 camera giám sát bảo đảm bao quát được toàn bộ các vật dụng chứa đề thi, bài thi trong phòng và các hành vi tác động đến vật dụng đó.

Hệ thống camera không kết nối internet, có bộ lưu điện dự phòng, bảo đảm hoạt động liên tục kể cả khi mất điện. Dung lượng thiết bị lưu trữ của hệ thống camera bảo đảm lưu trữ được toàn bộ dữ liệu của quá trình lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi với dung lượng tối thiểu là 7 ngày. Hằng ngày, trưởng điểm thi phải phối hợp với công an kiểm tra tình trạng hoạt động của camera…


Nhi
u tình hung không có trong “kch bn”

Trưởng điểm thi một điểm thi có thí sinh tự do tại TP.HCM lại kể những tình huống “dở khóc dở cười” với hội đồng thi khi có thí sinh tự do tham gia dự thi.

“Điểm thi có bố trí các phòng bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh theo đúng quy chế là cách phòng thi tối thiểu 25m. Các thí sinh đều gửi các vật dụng không cần thiết tại đây và nhận lại phiếu giữ đồ. Thế nhưng, trong phòng thi, có thí sinh tự do mang theo vào một chùm chìa khóa với hơn 20 chìa, có thí sinh khác lại mang vào một chiếc ví dày cộm toàn đồng 500 ngàn đồng…, giám thị có hỏi ý kiến trưởng điểm thi phải xử lý thế nào vì đây được xem là vật dụng thiết yếu của thí sinh. Với các vật dụng có giá trị như thế này, để đảm bảo theo đúng quy chế thi, điểm thi đã cho thí sinh làm cam kết…” – vị trưởng điểm này kể lại.

Nhng tình hung bt thưng b… b quên

Tình huống đọc nhầm danh sách phòng thi khá hy hữu cũng đã xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua tại TP.HCM ở một điểm thi có thí sinh tự do. Qua sự việc này cùng với những tình huống “dở khóc dở cười” tại các điểm thi có thí sinh tự do, nhiều giáo viên cho rằng công tác tập huấn nghiệp vụ coi thi với các điểm thi có thí sinh tự do cần phải sâu hơn nữa cho các kỳ thi sau, để đảm bảo thực hiện đúng quy chế và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, tránh sự lúng túng, bị động trong công tác làm thi.

Đặc biệt, tại TP.HCM tình huống phải thay hàng loạt phó trưởng điểm thi ngay sát giờ thi cũng là một tình huống khá hy hữu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Một trưởng điểm thi chia sẻ: Khi thay cán bộ làm thi nhưng lại không có đội ngũ dự phòng. Thời gian tập huấn cho đội ngũ mới chỉ có vài giờ đồng hồ. Với một kỳ thi lớn và quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp THPT thì điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến tâm lý đội ngũ làm thi…

Vị này cho rằng TP.HCM đã lên kịch bản ứng phó với rất nhiều các tình huống bất thường cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay song tình huống này thì dường như lại chưa nghĩ đến. TP.HCM nên rút kinh nghiệm, cần bố trí một đội ngũ cán bộ làm thi dự phòng cho các kỳ thi, nhất là những kỳ thi lớn. Đội ngũ này được tập huấn bài bản như cán bộ làm thi chính thức, sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong các tình huống bất thường.

Yến Khương

Bình luận (0)