Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Giáo viên và học sinh kiến nghị chọn phương án nào?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Va qua, sau cuc hp v d tho phương án t chc k thi tt nghip THPT t năm 2025, B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn đã kết lun mt s ni dung. Trong đó có công b rng rãi d đnh v mc đích k thi, cách t chc thi, hình thc và ni dung thi, cũng như phương án xét tt nghip…


Giám th kim tra thông tin thí sinh trưc khi vào phòng thi ti k thi tt nghip THPT năm 2023. Ảnh: Én Bông

Tuy nhiên, theo dõi trên các trang mạng, chúng tôi thấy dư luận băn khoăn và quan tâm nhiều nhất là phương án lựa chọn các môn thi như thế nào. Vì Bộ GD-ĐT chưa có quyết định gì.

Tiếp tc ly ý kiến dư lun

Trước đó, ở mục môn thi của dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT đưa ra để lấy ý kiến xã hội (từ ngày 17-3 đến ngày 17-5-2023) có ghi rõ: Tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử (đối với giáo dục phổ thông); ngữ văn, toán, lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Theo đó, học sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học; học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên dự thi 3 môn bắt buộc gồm ngữ văn, toán, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học.

Sau khi dự thảo đưa ra, có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó đáng chú ý là không đồng thuận với việc đưa môn lịch sử vào thành môn bắt buộc. Vì vậy, Bộ GD-ĐT tiếp tục lấy ý kiến, trong đó có nhà trường, giáo viên. Với sự phân tích mặt được, chưa được, 2 phương án dự kiến là: Phương án 1 gồm 6 môn thi, trong đó 4 môn bắt buộc (toán, ngữ văn, lịch sử, ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn (trong số các môn học sinh chọn học ở lớp 12). Phương án 2 gồm 5 môn, trong đó toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 môn tự chọn trong số các môn đã được học (trong đó có cả môn lịch sử). Học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên không thi môn ngoại ngữ.

Hc sinh cn các môn thi sát vi t hp xét tuyn vào đi hc

Những ngày qua, khảo sát ý kiến của nhiều học sinh lớp 10 và lớp 11, chúng tôi thấy đa số các em lựa chọn phương án 2. Cụ thể, khi khảo sát một số học sinh lớp 11 của Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), kết quả thu được là có hơn 90% học sinh lựa chọn phương án 2. Có lớp, trong tổng số 51 học sinh thì chỉ có 2 học sinh chọn phương án 1, còn lại chọn phương án 2, không có ý kiến gì khác. Lý do mà học sinh đưa ra lựa chọn là, dù môn lịch sử trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng thực tế chưa nhiều học sinh yêu thích, cảm thấy “chưa mặn mà” với môn học này. Rất ít học sinh yêu thích môn lịch sử thật sự, hoặc có thiên hướng chọn nghề theo lĩnh vực xã hội, xét tuyển tổ hợp trong đó có môn lịch sử thì mới đồng ý với phương án 1. Một học sinh nam lớp 11 (nằm trong số rất ít học sinh lựa chọn phương án 1 nói trên) cho biết: “Em chọn phương án thi có bắt buộc môn lịch sử vì sang năm em dự định đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Lựa chọn phương án có môn lịch sử giúp em có lợi thế hơn để ôn tập”.


Hin nay giáo viên và hc sinh lp 12 mong B GD-ĐT sm “cht” phương án thi tt nghip THPT t năm 2025 (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Nhiều học sinh cho rằng phương án thi 6 môn sẽ nặng hơn thi 5 môn, các em sẽ phải nhọc công ôn tập nhiều hơn. Trong khi đó, với kiến thức môn lịch sử, sau khi học xong THPT với tính chất môn bắt buộc, kiến thức các em thu nhận được đã khá đầy đủ cho nên không cần thi tốt nghiệp. “Điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử không cần thiết khi xét tuyển đại học sau này theo các tổ hợp em chọn lựa”, một nữ sinh lớp 10 cho biết.

Giáo viên mun hc sinh ôn thi nh nhàng

Với giáo viên, lý do mà nhiều thầy cô lựa chọn phương án 2 là vì phương án này gọn nhẹ với học sinh, cân đối giữa các môn học. Thầy Võ Hữu Trung (giáo viên dạy toán tại Trường THPT Tây Thạnh) nêu lý do khá đơn giản nhưng thực tiễn, có lợi cho học sinh: “Tôi chọn phương án 2 vì thấy phương án này đơn giản, nhẹ nhàng cho học sinh, vì ít môn”. Còn cô Lưu Thị Ngọc Thúy (giáo viên dạy văn tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM) thì có sự phân tích kỹ khi lựa chọn: “Theo ý chủ quan của tôi, nếu chọn phương án 1 sẽ trang bị cho học sinh khối lượng kiến thức toàn diện hơn, vì có thêm môn lịch sử! Nhưng vì quyền lợi học sinh và tình hình thực tiễn (xét tuyển đại học, giảm tải áp lực thi cử…) nên tôi lựa chọn phương án 2, vì giảm tải cho học sinh được một môn học”.

Với 3 môn thi bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) thì sự hài hòa giữa môn học tự nhiên và xã hội sẽ cân đối hơn, đem đến sự công bằng nhiều hơn cho học sinh. “Thêm môn lịch sử bắt buộc thi sẽ là lợi thế cho những học sinh chọn tổ hợp có môn này, như vậy sẽ thiệt cho học sinh phần còn lại”, thầy N.H.T, giáo viên dạy vật lý tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) nêu quan điểm. Mặt khác, theo nhiều ý kiến được khảo sát, với 3 môn bắt buộc của phương án 2, học sinh tự chọn thêm 2 môn còn lại để thi, sẽ rất tiện lợi cho học sinh muốn xét tuyển vào tổ hợp mình muốn. Các trường đại học thuận lợi hơn trong việc tuyển sinh, nếu lấy điểm thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở xét tuyển. Và thực tế là nhiều trường đại học đang chờ quyết định của Bộ GD-ĐT để xây dựng đề án tuyển sinh từ năm 2025, trong đó có phương án lấy điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Từ những ý kiến và phân tích trên của học sinh và giáo viên, dù chưa phải đại diện cho tất cả, chúng tôi thiết nghĩ Bộ GD-ĐT nên chọn phương án 2 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thi 5 môn, trong đó toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 môn tự chọn trong số các môn đã được học. Và mong Bộ GD-ĐT sớm có quyết định để nhà trường, học sinh và phụ huynh không phải sốt ruột mong chờ.

Trn Nhân Trung

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)