Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Phương án thi 4 môn hợp lý, nên được triển khai

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu giáo viên ti TP.HCM đng tình vi phương án thi 4 môn trong k thi tt nghip THPT t năm 2025 đưc B GD-ĐT đ xut. Trong đó, tiếng Anh tr thành môn thi la chn là phù hp.


Nhiu giáo viên đng tình vi phương án thi 4 môn tt nghip THPT t năm 2025 (nh minh ha)

Sau thời gian lấy ý kiến rộng rãi với nhiều phương án thi, mới đây Bộ GD-ĐT đã kiến nghị, đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 4 môn. Cụ thể, mỗi thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc gồm toán, ngữ văn và 2 môn lựa chọn trong số 9 môn (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Bộ GD-ĐT cho rằng, phương án thi 4 môn sẽ giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình, xã hội. Với phương án đó, số buổi thi sẽ giảm so với hiện nay, từ đó giảm áp lực và chi phí. Việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để dự thi sẽ tạo ra 36 cách thức lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích. Một khía cạnh quan trọng khác là khi tổ chức thi 4 môn sẽ không gây mất sự cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khối khoa học tự nhiên (tỷ lệ chọn tổ hợp khoa học xã hội 3 năm liên tiếp gần đây lần lượt là 64,7%; 66,9%; 67,9%). Nhiều giáo viên bày tỏ sự đồng tình với phương án 4 môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đánh giá phương án này không chỉ giúp giảm chi phí cho xã hội mà quan trọng hơn cả là giảm áp lực học tập cho học sinh, hướng đến đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT.

Tại Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức), nhiều năm qua tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn đạt 100%. Riêng môn tiếng Anh, tỷ lệ điểm trung bình của trường hằng năm luôn cao hơn thành phố, dao động ở ngưỡng 7,0 điểm. Nhiều học sinh lớp 12 của trường được miễn thi tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, việc giảng dạy ngoại ngữ rất đa dạng, ngoài tiếng Anh còn có thêm những ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…, vì vậy học sinh có rất nhiều con đường để đi, tùy theo mục tiêu định hướng nghề nghiệp mà các em hướng tới. Từ thực tế nhà trường, thầy Võ Thanh Toàn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức) chia sẻ, việc đưa tiếng Anh vào môn thi lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án đề xuất của Bộ GD-ĐT, thay vì là môn thi bắt buộc như hiện nay là hoàn toàn phù hợp. Theo thầy Toàn, hiện nay dù tiếng Anh là môn thi bắt buộc nhưng tỷ lệ học sinh được miễn thi tốt nghiệp ở môn học này đang ngày càng nhiều. Đồng thời tỷ lệ học sinh sử dụng kết quả bài thi tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các trường ĐH cũng không quá cao. “Việc bỏ môn tiếng Anh ra khỏi danh sách môn thi bắt buộc, đưa vào môn thi lựa chọn là phù hợp. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định, bậc THPT là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua các môn học lựa chọn. Như vậy, nếu học sinh nào có nhu cầu chọn môn tiếng Anh để phục vụ cho việc xét tuyển vào các trường ĐH thì các em sẽ sử dụng để thi là phù hợp”, thầy Toàn phân tích.


Đ xut tiếng Anh tr thành môn thi la chn trong k thi tt nghip THPT t năm 2025 ca B GD-ĐT đưc xem là phù hp

Về phương án thi 4 môn được Bộ GD-ĐT đề xuất, trong đó tiếng Anh là môn thi lựa chọn, thầy H. (giáo viên tiếng Anh tại một trường THPT ở Q.3) khẳng định, đây là phương án tối ưu. Thầy H. cho biết, hiện nay việc giảng dạy tiếng Anh ở nhà trường đã thực sự đi vào thực chất, học sinh và gia đình rất chú trọng đầu tư cho môn học này. Do vậy, năng lực tiếng Anh của học sinh đa phần rất tốt, đặc biệt là ở những quận trung tâm thành phố. “Nếu nói rằng việc không là môn thi bắt buộc thì học sinh không học tiếng Anh là không đúng, vì tiếng Anh theo đề xuất vẫn là môn thi lựa chọn, học sinh có nhu cầu sử dụng môn học này phục vụ mục đích xét tuyển vào các trường ĐH thì các em vẫn phải học, vẫn phải lựa chọn. Thậm chí, ngay cả khi không sử dụng tiếng Anh để làm tổ hợp phục vụ mục tiêu xét tuyển vào các trường ĐH thì học sinh vẫn cần phải có trình độ tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”, thầy H. nhấn mạnh.

Suốt 7 năm nay, TP.HCM luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận, kết quả này là thành quả của những nỗ lực đổi mới dạy và học tiếng Anh được ngành giáo dục thành phố kiên trì thực hiện từ sớm. TP.HCM là địa phương sớm đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ lớp 1 chứ không phải là bắt đầu từ lớp 3 như Bộ GD-ĐT triển khai. Đặc biệt, việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh trong trường học được ngành giáo dục triển khai rất đa dạng, giúp phụ huynh có nhiều sự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh. Ngoài ra, hệ thống các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM cũng rộng khắp, đáp ứng được sự đầu tư của phụ huynh dành cho con đối với môn ngoại ngữ.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 chia sẻ, việc dạy và học tiếng Anh tại TP.HCM được chú trọng đầu tư từ sớm, từ bậc tiểu học, xuyên suốt ở các bậc học chứ không phải chỉ được phụ huynh, học sinh và nhà trường chú trọng đầu tư ở bậc THPT để phục vụ mục đích thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH. Chính vì vậy, việc tiếng Anh không là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tiếng Anh của nhà trường. “Phương án thi 4 môn tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là khả thi và nên được triển khai. Bộ GD-ĐT cần sớm công bố phương án thi để nhà trường có định hướng rõ hơn trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy cũng như tư vấn cho phụ huynh. Đặc biệt là giúp học sinh an tâm hơn khi học tập, định hướng nghề nghiệp”, vị hiệu trưởng này nói thêm.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)