Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023: Điểm chuẩn sẽ “ấn tượng”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu giáo viên d báo đim chun vào lp 10 THPT công lp TP.HCM năm hc 2022-2023 có th s biến đng, tăng mnh nhng trưng tp gia.


Phó Ch tch UBND TP.HCM Dương Anh Đc và Giám đc S GD-ĐT Nguyn Văn Hiếu kim tra ti đim thi THPT chuyên Lê Hng Phong

Các giáo viên cũng khuyên rằng, khi kỳ thi đã khép lại, học sinh đừng nên nặng nề về bài làm của mình. Dù kết quả có thế nào thì các em cũng đã nỗ lực cố gắng hết sức. Thay vì buồn rầu, lo âu hãy dành thời gian để thư giãn, “sạc” lại tinh thần sau một kỳ thi nhiều căng thẳng.

Đim chun s biến đng

Thầy Đặng Hữu Trí – Tổ trưởng Tổ toán, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) đánh giá đề thi toán trong kỳ thi tuyển sinh 10 năm nay có cấu trúc quen thuộc, nhẹ nhàng, mức độ khó được gia giảm để phân loại một cách hợp lý trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến kéo dài như năm nay.

Về phổ điểm, giáo viên này cho rằng học sinh ở mức độ học tập trung bình có thể lấy được 5-6 điểm; học sinh khá sẽ từ 6,5 – 7,5 điểm là chuyện dễ dàng nếu làm bài kỹ lưỡng. Với học sinh có học lực giỏi sẽ tầm 8,5 – 9,5 điểm. Khả năng điểm 10 sẽ có và nhiều hơn mọi năm.

“Mặt bằng điểm chuẩn, dự kiến có thể sẽ tăng ở các trường, nhất là các trường tốp đầu như THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trung học Thực hành – ĐH Sư phạm, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Bùi Thị Xuân… Mức điểm tăng dao động từ 0,25 điểm đến 0,75 điểm. Trong khi đó do đề có tính phân hóa cao ở những câu sau nên các trường tốp giữa, tốp dưới phải cạnh tranh điểm. Vì thế, điểm chuẩn của các trường này có thể tăng từ 0,5 điểm đến 1 điểm”, thầy Đặng Hữu Trí dự báo.

Nhìn nhận một cách tổng quan, ThS. Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du chia sẻ, đề thi tuyển sinh bám sát với nội dung học tập của học sinh, vừa phù hợp vừa gần gũi với cuộc sống. Ở cả 3 đề thi ngữ văn, toán và ngoại ngữ đều có tính phân loại học sinh rõ ràng song không hề đánh đố, để có thể chọn lựa được những học sinh phù hợp với điều kiện giảng dạy của từng trường THPT.

“Tôi đánh giá cao tính thực tế trong đề thi khi ở cả 3 môn ngoài những kiến thức môn học còn giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ, giải quyết các vấn đề thực tế. Điều này cũng gửi đi thông điệp và đặt ra yêu cầu mỗi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy, ứng dụng bài học vào thực tế để phù hợp với quá trình kiểm tra, đánh giá…”, ông Phú nói.

Với những nhận định trên, ThS. Huỳnh Thanh Phú cho rằng điểm chuẩn năm nay sẽ có sự phân định rạch ròi ở những tốp trường. Ví dụ, những trường tốp đầu điểm chuẩn có thể dao động từ 21 điểm đến 23 điểm. Các trường tốp giữa, tốp dưới sẽ thấp dần. Những trường có sự cạnh tranh cao với tỷ lệ chọi lớn cũng hứa hẹn sẽ có mức điểm chuẩn ấn tượng.

“Căn cứ vào số liệu thí sinh dự thi và chỉ tiêu tuyển sinh có thể thấy sẽ có gần 20.000 em không đậu vào lớp 10 THPT công lập. Như vậy, điểm chuẩn năm nay chắc chắn sẽ có sự biến động. Điều đặc biệt nữa là với việc công thức tính điểm thi áp dụng hệ số 1 ở cả 3 môn học sẽ mang tính công bằng hơn với mọi thí sinh, đánh giá được đúng năng lực học sinh, hạn chế việc học lệch, học tủ, từ đó giúp các trường THPT nâng cao chất lượng giảng dạy…”, ThS. Phú nhấn mạnh.

Thi xong ri, đng nên “nng n”!

Hoàn thành xong kỳ thi tuyển sinh 10, Phương Bình (học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) nhắn tin cho cô giáo chủ nhiệm, chia sẻ rằng: “Con thấy tiếc nuối khi làm bài thi không được như mong đợi. Có nhiều câu lẽ ra con làm được nhưng vì hồi hộp, không tự tin vào bản thân con đã bỏ lỡ…”.

Những lời chia sẻ này có lẽ chỉ là một trong rất nhiều những cảm xúc của các sĩ tử sau khi hoàn thành kỳ thi. Có bạn sẽ nhắn với giáo viên chủ nhiệm, có bạn chia sẻ với bạn bè, có bạn bật khóc với ba mẹ hay có bạn chia sẻ lên mạng xã hội. Nhưng, cũng có học sinh chọn giải pháp là im lặng, tuyệt vọng và tự giày vò chính bản thân mình.

Cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) chia sẻ, tâm lý của học sinh sau kỳ thi rất đa dạng. Nếu những em nào làm được bài thì vui vẻ, hoạt bát nhưng với những em có bài làm không được như mong muốn, không được như kỳ vọng của gia đình thì các em rất nhạy cảm, nhiều em có thể suy sụp.

“Năm nào cũng vậy, sau khi kết thúc kỳ thi, rất nhiều phụ huynh đều nhắn tin, điện thoại đến giáo viên chủ nhiệm, thậm chí là hiệu trưởng nhờ chia sẻ, khuyên bảo, động viên học sinh khi các em cảm thấy bài làm của mình chưa tốt. Tôi luôn nhắn gửi đến các em rằng, dù có thế nào thì bài thi cũng đã hoàn thành rồi, kỳ thi cũng đã khép lại rồi và trên hết là các em đã làm, đã cố gắng hết sức mình rồi. Vì vậy, thay vì ngồi tính toán kết quả bài thi và buồn rầu, tiếc nuối với những câu mình làm chưa trọn vẹn, các em hãy thả lỏng bản thân, xem khoảng thời gian chờ kết quả thi là khoảng thời gian thư giãn, chuẩn bị cho một khởi đầu mới, những hướng đi mới”, cô Trang nhắn nhủ.

Thầy Đỗ Đức Anh – giáo viên ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) cũng khuyên rằng sau khi hoàn thành xong kỳ thi, học sinh hãy dẹp bỏ sự lo lắng qua một bên để tận hưởng mùa hè được trọn vẹn, vì suốt thời gian qua các em đã rất áp lực rồi.


Thí sinh phn khi sau gi thi môn ng văn

“Bất kỳ kỳ thi nào cũng sẽ có bạn đậu, bạn rớt, người làm tốt người làm chưa tốt. Việc các em đã chủ động ôn tập và hoàn thành bài thi của mình một cách tốt nhất đó đã là sự nỗ lực lớn nhất rồi. Còn những việc khác mà mình không chủ động được như đáp án bài thi ra sao, ai là người chấm bài thi của mình và sẽ chấm như thế nào, dự báo điểm mình được bao nhiêu… thì đừng giữ bên mình và suy nghĩ.

Dù kết quả bài thi có ra sao, các em có đậu nguyện vọng nào, nguyện vọng 1, 2, 3 hay thậm chí là không đậu nguyện vọng nào đi nữa thì tương lai tươi đẹp phía trước cũng không hề khép lại. Rất nhiều ngôi trường, nhiều hướng đi khác để các em lựa chọn, theo đuổi ước mơ của mình và chỉ cần các em nỗ lực, không bỏ cuộc”, thầy Đỗ Đức Anh phân tích.

Cạnh đó, giáo viên này cho rằng, để các em vững vàng hơn sau kỳ thi thì phụ huynh đóng vai trò quan trọng, là “liều thuốc tinh thần” giúp các em, nhất là những bạn cho rằng mình làm bài thi không được tốt – sẽ vượt qua được cú sốc về tinh thần. Nếu kết quả con chưa được như ý thì đôi khi chỉ cần một cái ôm của ba mẹ cũng đã là sự động viên tinh thần rất lớn với các em. Hiện nay, ở lứa tuổi 15 – sức đề kháng của các em rất yếu. Trước bất kỳ một thất bại nào không phải học sinh nào cũng dễ dàng và vững chãi vượt qua mà cần sự bồi đắp, bên cạnh động viên các em. Nếu không, có những hậu quả rất đáng tiếc…

“Thay vì kỳ vọng, đòi hỏi con mình phải như “con nhà người ta” mà đặt thêm áp lực cho con, phụ huynh hãy để con được là chính mình. Sau một kỳ thi căng thẳng hãy dành cho con khoảng thời gian thư giãn, “sạc” lại tinh thần, đồng hành cùng con ở chặng đường phía trước…”, thầy Đỗ Đức Anh chia sẻ.

Đ Hi Yến

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)