Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỳ thực tập “lửa thử vàng” cho sinh viên báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi nhng sinh viên báo chí, quãng thi gian thc tp đưc đánh giá là quan trng nht giúp sinh viên tiếp cn vi môi trưng làm báo thc tế sau khi hoàn thành các tiết hc lý thuyết ging đưng. Cách tiếp cn, s thích nghi và nhng tri nghim đy th thách đã trui rèn nên bn lĩnh làm ngh.


Sinh viên Lê Th Thu Phưng cho rng k thc tp rt quý báu cho sinh viên báo chí có nhiu tri nghim vi ngh

1. Kỳ thực tập 3 tháng tại Báo Tiền Phong với Lê Thị Thu Phượng, lớp 19CBC2, ngành báo chí, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) là một điều rất may mắn và cũng là một hành trình quý giá trong đời sinh viên. Phượng bảo, việc thực hành những kiến thức mà thầy cô truyền tải khi còn học, thực chất sẽ có những điểm khác so với thực tế. Đa phần những nhân vật em gặp đều vui vẻ chia sẻ những câu chuyện liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, không phải ai cũng vui vẻ nhận lời phỏng vấn, có nhiều người từ chối ngay khi được ngỏ lời. Khi được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, có những tình huống bất ngờ mặc dù trước khi tác nghiệp Phượng đã chuẩn bị rất kỹ về kịch bản (câu hỏi phỏng vấn, góc chụp, phương án dự phòng…) nhưng trong tình huống thực tế thì cần nhiều kỹ năng khác. “Hôm em cùng một bạn trong nhóm thực tập tìm gặp phỏng vấn nhân vật để viết bài “Những phụ nữ “cược” mạng sống với biển, đu bám ghềnh đá hái rau nước mưu sinh”, em đã chủ động đi tiền trạm trước một ngày để tìm kiếm nhân vật và nắm rõ hơn về đề tài. Tuy nhiên, lúc đầu khi gặp gỡ chú Sáu – nhân vật trong bài, chú tỏ ra không vui và không muốn trả lời phỏng vấn. Chúng em đã phải tìm cách trao đổi và giải thích kỹ về mục đích của bài báo, chú Sáu mới hợp tác và mở lòng để chia sẻ hơn”, Phượng kể.

Theo Phượng, trong quá trình tiếp thu kiến thức từ thầy cô trên giảng đường trong suốt 4 năm học, có nhiều môn học giảng viên đã chỉ ra những kỹ năng khi tác nghiệp như: Phỏng vấn, điều tra, phóng sự, tâm lý học báo chí… Dù vậy, khi được trải nghiệm thực tế, Phượng nhận ra rằng, một sinh viên báo chí cần linh hoạt và cần nhiều hơn về kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. “Em đã gặp nhiều nhân vật ở đủ độ tuổi, do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên nhiều lúc đã không nắm bắt được tâm lý của họ để đưa ra những phương án tốt nhất. Chính vì thế, em nghĩ việc tiếp thu kiến thức ở trường học sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho sinh viên ngành báo. Tuy nhiên, nếu thiếu đi trải nghiệm thực tế của kỳ thực tập thì rất khó để các bạn có thể dấn thân vào nghề một cách trọn vẹn”, Phượng chia sẻ.


Vi Lan Anh, k thc tp là “la th vàng” đ sinh viên báo chí xác đnh đưc năng lc cũng như s thích nghi ca mình vi ngh

2. Còn với Lan Anh, sinh viên ngành báo chí, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) dù báo chí là nguyện vọng 2 nhưng vẫn rất thích thú với việc viết lách và trải qua 4 năm học nghiêm túc, cầu thị. 3 tháng đi thực tập, Lan Anh luôn có sự chuẩn bị trước mỗi đề tài, nghiên cứu kỹ hơn các nhân vật, vấn đề, câu hỏi tại nhà để công việc tại thực tế được suôn sẻ hơn. Lan Anh cho biết: “Các nhân vật mà em gặp đều rất vui vẻ, hỗ trợ nhiệt tình khi phỏng vấn. Sự khác biệt giữa các kiến thức đã học và thực tế thì luôn tồn tại. Khi học trên trường thầy cô dặn dò rất nhiều thứ, dạy cho em và các bạn nhiều phương pháp, kỹ năng khi tiếp xúc với nhân vật. Điều đó rất rất có ích trong quá trình tác nghiệp thực tế và tránh được sự bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, em còn tự rèn thêm nhiều kỹ năng và học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế, các anh chị đi trước để hoàn thành bài viết của mình”.

Thi gian thc tp trưc khi kết thúc khóa h trưng đi hc là điu cn thiết, c sinh viên mt tinh thn nghiêm túc, cu th, kiên nhn và vưt khó. Chính nhng ngày đi thc tế, tiếp xúc vi nhân vt, tiếp cn và trin khai đ tài giúp các bn sinh viên có thêm nhiu kinh nghim, xác đnh đưc kh năng tht s ca bn thân.

3. Trước khi trải qua kỳ thực tập suốt 3 tháng ở một văn phòng đại diện tại TP.Đà Nẵng, Nguyễn Thị Nhung, lớp 19CBC2, ngành báo chí, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) không hình dung một cách bao quát về các kỹ năng cần thiết của một người làm báo chí. Nhung nói: “Ở trường, em được học đầy đủ lý thuyết về các phương pháp, kỹ năng phỏng vấn nhân vật, thu thập thông tin. Nhưng thực tế khi em trải qua 3 tháng thực tập, không phải chuyến đi khai thác đề tài nào cũng thuận tiện, không phải ai cũng đồng ý cho em phỏng vấn. Để hoàn thành nhiệm vụ, có bài viết theo đề tài đã đăng ký, em phải tìm cách thuyết phục. Mỗi nhân vật, câu chuyện lại có một cách thuyết phục khác nhau và mình phải linh hoạt để áp dụng. Bên cạnh đó, khi đi học lý thuyết, em được thầy cô dạy về chuẩn mực, cách đặt tít bài. Khi đi thực tập, em học hỏi thêm được cách đặt tít đó phải phù hợp với phong cách từng tờ báo. Các anh chị ở văn phòng nơi em thực tập hướng dẫn thêm và em học thêm được nhiều điều thực tế đó. Em nghĩ, đây là một kỳ thực tập quan trọng, cần thiết để sau này các bạn sinh viên theo ngành báo như em có thể bắt nhịp được với nghề”.

Nghề báo không dễ dàng nếu không muốn nói là nghề nguy hiểm và vô cùng vất vả. Trong thời đại công nghệ số bùng nổ thông tin, việc chắt lọc thông tin, định hướng đúng cho đề tài, bài viết của mình yêu cầu người làm báo không chỉ có kiến thức mà còn phải có nhiều kỹ năng chọn lọc thông tin, phân tích, nhận định… Thời gian thực tập trước khi kết thúc khóa học ở trường đại học là điều cần thiết, cần ở sinh viên một tinh thần nghiêm túc, cầu thị, kiên nhẫn và vượt khó. Chính những ngày đi thực tế, tiếp xúc với nhân vật, tiếp cận và triển khai đề tài giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm, xác định được khả năng thật sự của bản thân. Những khó khăn, va vấp trong quá trình đi thực tế là “lửa thử vàng” giúp sinh viên báo chí trui rèn bản lĩnh để theo nghề.

Phan  Lệ

Bình luận (0)