Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ký ức blouse trắng trong đại dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Đ nói vc blouse trng trong đi dch Covid-19, s không có mt câu t nào din t hết đưc. Có nhng hy sinh có th thng kê bng các con s. Nhưng cũng có rt nhiu gian kh, ni nim mà không gì đong đếm đưc…”, TS.BS CKII Phan Minh Hoàng – Giám đc BV Phc hi chc năng và điu tr bnh ngh nghip, Giám đc BV Dã chiến thu dung điu tr Covid-19 s 6 – chia s.


Cuc chiến chng “gic Covid” ca các chiến sĩ áo trng vn còn nhiu khó khăn. Ảnh: H.Tr

Chia sẻ của BS Hoàng phần nào thấy rõ qua các câu chuyện chống dịch mà các bác sĩ, nhân viên y tế kể lại. Trong các câu chuyện đều toát lên những niềm vui, hạnh phúc và cả nỗi buồn. Tất cả sự hy sinh của các bác sĩ, nhân viên y tế đều vì sức khỏe nhân dân và để TP.HCM thắm lại màu xanh.

Nhng ngày “vt ln” vi Covid

Khoảng thời gian của đợt bùng phát dịch lần thứ 4, TP.HCM đã thần tốc thành lập 16 BV dã chiến để vừa đảm bảo nhiệm vụ cách ly điều trị các F0, vừa giúp giảm tải cho các BV điều trị Covid-19. Lúc này, BS CKII Nguyễn Thanh Trường – Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới được phân công giữ nhiệm vụ Giám đốc BV dã chiến số 1. Với BS Trường, đây là kỷ niệm đi suốt cuộc đời.

“Cuối tháng 6-2021, chúng tôi được Sở Y tế TP.HCM giao nhiệm vụ khẩn trương thiết lập, đưa BV Dã chiến số 1 vào hoạt động. Đến khi cơ bản chuẩn bị xong, ngay tức khắc nhiều đoàn xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới. Có rất nhiều kỷ niệm nhưng theo tôi suốt cuộc đời đó là kỷ niệm chỉ có 36 giờ đồng hồ tổ chức hoàn thiện BV dã chiến”, BS Trường nhớ lại.

Bệnh nhân nhập viên liên tục, các đồng đội của BS Trường thức suốt đêm, từ 17 giờ hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau để tiếp nhận, thu dung. Nhìn sự lăn xả của đồng đội, BS Trường cố kìm nén cảm xúc để động viên anh em. Điều hạnh phúc nhất, là động lực để đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế BV Dã chiến số 1 vượt qua khó khăn cứu người đó là khi bệnh nhân phục hồi sức khỏe, đủ điều kiện trở về nhà.

“Nhiều bệnh nhân quay lại cảm ơn bằng tình cảm chân thành. Chúng tôi nhìn nhau rưng rưng nước mắt. Những giọt nước mắt hạnh phúc khi sự hy sinh đã đến ngày hái được thành quả. Bảo vệ tính mạng người dân là sứ mệnh cao cả của chúng tôi”, BS Trường chia sẻ.

Với ThS.BS Hoàng Văn Cường – Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm y tế Q.8, cuộc chiến chống giặc Covid-19 cũng để lại nhiều điều khó quên. Ngày 10-7, BS Cường nhận nhiệm vụ về Q.8 khi địa phương này đang là vùng đỏ. Về đến nơi thấy tình hình dịch bệnh hết sức khốc liệt, khác xa với những gì tưởng tượng càng thôi thúc BS Cường dồn hết sức cho công việc. Ngay ngày đầu nhận nhiệm vụ, BS Cường và đồng đội phải bắt tay vào làm nhiều việc, trong đó có thực hiện chiến dịch xét nghiệm để sớm xác định F0, xử lý ổ dịch.

“Tình hình hết sức cam go. Mỗi ngày có trên 1.000 F0, lực lượng y tế của địa phương lại khá mỏng. Mỗi đêm (từ 1 đến 5 giờ sáng) có hơn 100 cuộc gọi cấp cứu, cao điểm lên 200 cuộc. Bấy giờ, tất cả các cuộc gọi lưu tên tôi bỏ qua hết, ưu tiên cho số người nhà bệnh nhân, bệnh nhân”, BS Cường kể, và cho biết: “Có những lúc chúng tôi tưởng không qua khỏi do vô cùng mệt mỏi. Mặc dù một ngày có tới 24 giờ nhưng có nhiều ngày chúng tôi chỉ được ngủ tối đa 1 đến 2 giờ đồng hồ”.

Thực hiện mục tiêu của TP là không để F0 không được chăm sóc y tế, không để F0 tử vong tại nhà; theo đó Trung tâm Y tế Q.8 cùng 16 trạm y tế trên địa bàn bước vào cuộc chiến khốc liệt, quyết tâm cải thiện tình hình dịch bệnh từng ngày. Đến tháng 9-2021 thì đã kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn. Từ đó đến nay đã 19 tuần liên tiếp, Q.8 là vùng xanh.

Câu chuyện cứu sống bệnh nhi mắc Covid-19 (15 tuổi, nặng 120 kg) trong 51 ngày chạy đua với thời gian tại BV Nhi đồng TP là một câu chuyện đẹp. BS CKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP, người trực tiếp tham gia điều trị – cho biết, đây là ca điều trị vất vả, tốn kém, giằng co sự sống cho bệnh nhi. Tham gia chăm sóc, điều trị cho bệnh nhi là đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn nhưng không ít lần gần như bất lực…

“2 lá phổi của bệnh nhi mờ gần hết. Quá trình điều trị xuất hiện nhiều biến chứng tăng đường huyết, sốt, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, sốc… Vì tính mạng bệnh nhi, vì niềm hy vọng của người thân bệnh nhi, ekip điều trị quyết tâm làm hết sức. Từ sử dụng các phương pháp điều trị tốt nhất, cho đến điều chỉnh nhân viên chăm sóc đều được tính toán cẩn thận. Và kỳ tích đã xuất hiện, bệnh nhi đã vượt qua cơn nguy. Chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm khi rút ECMO ra khỏi người bệnh nhi”, BS Tiến nhớ lại.

Sc khe nhân dân là trên hết

Qua câu chuyện của BS Trường, BS Cường, BS Tiến đều cho thấy trong từng nhiệm vụ, đội ngũ y bác sĩ luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Đó không chỉ là trọng trách thiêng liêng như lời thề y đức, mà còn là sứ mệnh “thầy thuốc như mẹ hiền” – lời dạy của Bác Hồ đối với ngành y.

BS Hoàng cho biết, nếu như trong kháng chiến, những cánh chim đầu đàn đã không ngần ngại hy sinh quên mình cho hòa bình, độc lập, tự do. Thì ngày nay, thế hệ trẻ y bác sĩ – những cánh chim khát vọng đã không ngừng kế thừa và phát huy các giá trị cao đẹp đó. Nếu như trong đại dịch, mỗi cán bộ, nhân viên y tế đã sẵn sàng là chỗ dựa cho nhân dân, thì trong giai đoạn thích ứng an toàn và linh hoạt, ngành y tế TP tiếp tục bằng các giải pháp sáng tạo, làm tốt và tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Thế hệ trẻ ngành y hôm nay luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Đó không chỉ là lực lượng trụ cột để xông pha lên tuyến đầu như trong những ngày đại dịch; mà hơn lúc nào hết, lực lượng trẻ ngành y phải là lực lượng tiên phong, bằng tri thức – tài năng – sức trẻ, không ngừng sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, tất cả vì mục đích cuối cùng là sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, phát huy tinh thần “y tế gần dân”, “lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng”. Từ khẩu hiệu hành động này, các thầy thuốc trẻ của TP mang tên Bác đã hiện thực hóa các chủ trương, chỉ đạo của ngành từ Trung ương đến địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa”, BS Hoàng nhấn mạnh.

Cũng theo BS Hoàng, trong đại dịch Covid-19 đã đặt ra cho thế hệ blouse trắng hôm nay nhiều trăn trở. Đó là khát vọng lao động, sáng tạo và tận hiến để ngành y cả nước sánh ngang các quốc gia tiên tiến trên thế giới; là hoài bão cho mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân…

Phú Cát

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)