Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ký ức ngày khai trường

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày khai trưng, mt khonh khc thiêng liêng mà bt k ai đã tng tri qua s vn mãi nh, cho dù ngày đó đã xa, rt xa, hay mi qua. Đó là tâm trng hi hp khi ln đu tiên trong đi… đến lp. Và cũng là cm xúc bi hi, mong cho mau đến năm hc mi đ đưc gp li thy cô, bn bè sau nhng ngày hè cách xa.

+ Thầy Nguyn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM): “Khó ng vì ch ngày khai trưng”

Ngày khai trường đối với thầy Nguyễn Văn Ngai đã qua rất lâu, nhưng trong ký ức thầy vẫn còn ghi nhớ. Thầy kể khi còn bé đã rất thích đi học, nên khi mẹ không thực hiện lời hứa “cho con đến trường”, thầy “tuyệt thực” để được như ý. Tuy nhiên, khi cậu bé Ngai vào lớp 1 cũng là lúc trường bắt đầu vào học kỳ 2. Vào mùa hè đầu tiên của đời học sinh, cậu bé về thăm gia đình, ra đồng chơi với các bạn chăn trâu, nhưng trong lòng lại đau đáu mong trở lại trường, vì nhớ thầy, nhớ bạn. Sau những đêm trằn trọc, cứ khi trời sáng cậu bé lại nhắc mẹ chuẩn bị quần áo và sách vở để đón năm học mới. Thấy con háo hức quá, mẹ cậu đành lòng vượt 16km để đưa con đến nhà của người họ hàng trọ học một tuần trước ngày khai trường. Cảm giác náo nức lại xuất hiện khi cậu bé tập bao vở mới, ghi nhãn tên trường và tên mình. Vào buổi sáng mong chờ, cậu học trò nhỏ thức dậy thật sớm, đến trường trong trang phục quần đen áo trắng đóng thùng chỉnh tề, ùa vào sân trường và ríu rít với chúng bạn như bầy chim vỡ tổ. Khi tiếng trống trường vang lên, cũng là lúc lễ khai giảng ở Trường Tiểu học Trảng Bàng diễn ra trong không khí trang nghiêm, trọng thể. Sau nghi thức chào cờ, tất cả học sinh nhanh nhảu kê dép thay cho ghế ngồi một cách trật tự. Ngồi ở đầu hàng, cậu học sinh nhỏ chăm chú lắng nghe từng lời dặn dò của thầy hiệu trưởng: “Ở nhà, các con là con của ba mẹ, khi đến trường các con là con của thầy cô, các con hãy xem thầy cô như là cha mẹ thứ hai của mình. Nhiệm vụ của các con là chăm học, vâng lời thầy cô và cha mẹ, thân thiện và giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ…”. Những lời dặn dò đầu đời ấy, đã trở thành hành trang thầy Ngai mang theo suốt tuổi hoa niên. Và đó cũng là lời thầy nhắn nhủ các thế hệ học trò khi làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn). Khoảnh khắc thiêng liêng của ngày khai trường năm xưa, cũng là cảm xúc bồi hồi mỗi khi thầy tham dự lễ khai giảng trong vai trò là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.

+ Cô Nguyn Th Gái (Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP): “Nh mãi ngày khai ging năm lp 4…”

Trong ký ức của cô Nguyễn Thị Gái (Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP), ngày khai giảng năm lớp 4 là “cái mốc” đánh dấu về một kỷ niệm và lòng biết ơn sâu thẳm của cô đối với thầy Hiệu trưởng kính yêu Vũ Văn Đại (Trường Tiểu học – THCS Tân Thới Hiệp 2). Trong bối cảnh những năm tháng khó khăn sau giải phóng, cô học trò nhỏ đã phải rời quê theo cha mẹ đi lập nghiệp ở Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước hiện nay). Cuộc sống ở vùng đất kinh tế mới lạ lẫm, hoang vu đã khiến cô bé bị sốt rét. Thương con, mẹ đã đưa con gái về lại thành phố để điều trị. Một lần khi đang lọt thỏm trong chiếc mền quanh người để chống lại những cơn rét run, thì thầy hiệu trưởng đến nhà hỏi thăm, và khuyến khích học trò “bằng mọi giá em phải đi học lại, nhớ đừng bỏ học nghen em”. Nhờ lời động viên của thầy, cô học trò nhỏ đã gắng gượng “chiến đấu” với bệnh tật, và mạnh dạn chuẩn bị hành trang để chào đón năm học mới sắp tới. Ngày khai giảng của ngôi trường làng rất đơn sơ, với những bộ bàn ghế cũ, những tấm bảng đã sờn màu sơn, nhưng vẫn rộn ràng bởi những nụ cười vô tư, thơ trẻ… Bấy nhiêu sự vật tưởng như rất bình thường, đã trở thành kỷ niệm không thể phai mờ trong tâm trí, trong ký ức và tình cảm của nữ Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục thành phố cho đến bây giờ. Cô Gái khẳng định: “Không có lời động viên của thầy hiệu trưởng, tôi sẽ không có ngày khai trường đáng nhớ năm đó và cũng sẽ không có tôi của ngày hôm nay”. 

+ Thầy Nguyn Mnh Cưng (TTGDTX  quận Tân Bình): “Khai trưng vi đôi dép t ong vá km…”

Đó là kỷ niệm của thầy Nguyễn Mạnh Cường, Tổ trưởng bộ môn lịch sử, TTGDTX quận Tân Bình. Thầy kể, khi học mẫu giáo, thầy được học ở trường của đơn vị mẹ công tác, nên ngày chuẩn bị khai trường “tôi vừa mừng vừa lo vì không có mẹ bên cạnh”. Rồi cái ngày “vừa mừng, vừa lo” cũng đã đến, trong bối cảnh đang có chiến tranh ở biên giới vào năm 1982, Trường Tiểu học Nam Khê phải mượn phòng của UBND xã làm phòng học, nên ngày khai trường cũng chỉ là ngày đầu tiên học trò đến trường và nhận lớp mới. Đến trường với bộ quần áo do mẹ may từ tấm drap giường của khách sạn thanh lý, đôi dép tổ ong rách được vá bằng dây kẽm và một cuốn tập nhét vào cạp quần, cậu bé được ba đưa đến cổng trường và được cô giáo Vũ Thị Hòa dắt tay vào lớp. Ngày đầu tiên đến lớp, thấy bạn chung lớp khóc mếu, nên cậu bé Cường cũng mếu máo theo. Thấm thoát đến nay, thầy Nguyễn Mạnh Cường đã là thạc sĩ ngành lịch sử Việt Nam, vừa là giáo viên giỏi môn lịch sử cấp thành phố, vừa là Trưởng ban Văn nghệ và là “cây MC” của TTGDTX quận Tân Bình. Lúc này, thầy đang tất bật soạn chương trình khai giảng cho trung tâm. Thầy cho biết, với vai trò là MC trong những buổi lễ khai giảng hàng năm, mỗi lần chứng kiến không khí tưng bừng của năm học mới, cũng là lúc ký ức tuổi thơ trong tâm trí lại trỗi dậy và nhắc nhở bản thân thầy phải nỗ lực mỗi ngày. 

+ Vũ Nguyn Minh Uyên (sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn): “Đc đáo ngày khai ging chuyên ngành du lch…”

Nếu lớp người đi trước hoài niệm với những khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày khai giảng trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, thì trong thời bình các em học sinh – sinh viên được chào đón trong một không khí tưng bừng, rộn rã. Nữ sinh viên Vũ Nguyễn Minh Uyên đã trải qua cảm xúc như muốn bật khóc khi được tham gia chương trình chào đón tân sinh viên của trường mình cách đây 2 năm. Uyên cho biết, chương trình chào đón tân sinh viên được tổ chức theo hình thức tour du lịch dã ngoại tại thác Damri (Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Ở đó, 2.000 sinh viên mới được “nhập trường” bằng buổi lễ long trọng, được cùng nhau xếp hình chữ tên trường mới, được cùng nhau ca hát và  ngủ lều với trải nghiệm thú vị, mới lạ. Uyên khẳng định: “Được chào đón trong một chương trình khai giảng độc đáo, mang đậm chất ngành du lịch đã cho chúng em niềm hứng khởi cho một khởi đầu mới và những kỷ niệm khó quên”.

+ Nguyn Thái Nht Huy (học sinh lớp 9/8, Trường THCS Trần Phú, quận 10): “T hào là hc sinh đu cp…”

Cảm xúc tự hào đó, em Nguyễn Thái Nhất Huy vẫn còn nhớ rất rõ. Đó là khoảnh khắc khi em cùng các bạn khối lớp 6 được cài hoa trên ngực áo, được thầy hiệu trưởng, thầy cô và các anh chị học sinh chào đón bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt, những cái bắt tay thân thương, gần gũi. Huy bày tỏ: “Nay em đã là học sinh lớp 9, chỉ được chứng kiến không khí đón học sinh đầu cấp trong lễ khai giảng một lần nữa thôi. Sau này dù có rời xa mái trường, em hứa sẽ học tập thật tốt, để xứng đáng là cựu học sinh của mái trường THCS thân yêu hôm nay”.

Bích Vân (thc hin)

 

 

Bình luận (0)