Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ký ức về những kỷ vật thời chiến

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng k vt dù đã rt cũ nhưng đi vi các cu cán b Đoàn Thanh niên Vit Nam phía Nam li vô cùng giá tr. Bi đó không ch là k nim v mt thi máu la mà còn giúp các cô chú gi nh v nhng đng đi đã dâng hiến tui xuân cho lý tưng cách mng, gii phóng đt nưc.


Đip báo viên Trn Thin Hà giúp đoàn viên, thanh niên tri nghim máy truyn tin thi chiến

Gn kết v chng

Những ngày tháng tư lịch sử, các cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đã ngồi quay quần cùng nhau để ôn lại những kỷ niệm thời chiến. Thứ “tài sản” mà các cô chú vô cùng trân quý đó là những kỷ vật đã cũ, phai màu vì thời gian nhưng lại vô cùng giá trị.

Dù đã mấy mươi năm nhưng cô Tiêu Hải Vân (72 tuổi) vẫn còn giữ rất kỹ cặp áo gối được thêu vào năm 1973 khi cô công tác tại Khu ủy Khu Sài Gòn – Gia Định. Cô Vân kể, cô tham gia cách mạng từ năm 1968 khi mới 16 tuổi. Ngày 26-10-1968 cô được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cách mạng Việt Nam và trở thành một đoàn viên, thanh niên góp phần làm nên những trang sử hào hùng không thể nào quên cho dân tộc. Một kỷ niệm mà cô Vân không thể quên trong thời chiến đó là đám cưới của mình. Những người tham dự được đám cưới đếm trên đầu ngón tay vì thời điểm đó Khu ủy Khu Sài Gòn – Gia Định “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Trong số món quà được tặng mừng ngày cưới có cặp áo gối được thêu bằng tay do bà Chín Lào (nữ tù chính trị) tặng. Trải qua bao cuộc bể dâu, cặp áo gối đã cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn những đường kim mũi chỉ và được cô Vân xem như báu vật. Với cô Vân, cặp áo gối đó không chỉ là nhân chứng cho tình yêu đẹp của mình mà còn là tấm lòng mà đồng đội dành cho vợ chồng cô. “Cứ mỗi dịp tháng tư về, tôi lại có những giọt nước mắt vui buồn lẫn lộn. Giọt nước mắt buồn vì nhiều đồng đội đã ngã xuống, vui vì đất nước đã hòa bình, người dân được sống trong sự ấm no, hạnh phúc”, cô Vân chia sẻ.

Máy truyền tin là kỷ vật của điệp báo viên Trần Thiện Hà trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Hà kể, ông bắt đầu học nghề điệp báo từ năm 1970-1971 và bắt đầu dùng nghề của mình để cống hiến cho đất nước. Công việc của ông là truyền thông tin đến đơn vị để đồng đội nắm tình hình chiến đấu. Trong quá trình truyền tin ai cũng có thể bắt được thông tin nhưng chỉ có những người thuộc đơn vị mới có thể hiểu được thông tin mà ông nói vì máy truyền tin chỉ hoạt động dưới dạng mật mã. Vì lẽ đó dù địch có nghe được thông tin cũng không thể biết nội dung mà ông nói. “Dù làm công việc gì trong thời chiến cũng vậy, nguy cơ bị địch phát hiện và tiêu diệt rất dễ xảy ra. Nghề này nguy hiểm ở chỗ dễ bị phát hiện thông qua định vị từ máy truyền tin. Khi bị phát hiện, địch sẽ thả bom tiêu diệt những điệp báo viên như chúng tôi. Trong đơn vị của tôi có những trận chiến có tới 6 đồng chí đã hy sinh”, ông Hà ngậm ngùi khi kể lại.


Lut sư Nguyn Hu Châu k k nim v bnh

Đối với ông Hà, máy truyền tin là kỷ vật rất giá trị bởi nó không chỉ giúp ông góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước mà còn là “bà mai” giúp ông và người vợ hiện tại của mình bên nhau đến tận bây giờ. “Hồi đó tôi có nhiệm vụ truyền mật mã, còn vợ tôi phụ trách giải mật mã đó cho đơn vị. Lúc đó, chúng tôi biết nhau nhưng theo quy định hai chúng tôi không được có tình cảm với nhau mà chỉ có thể xem là đồng đội. Mãi đến khi đất nước hòa bình, tôi không còn làm điệp báo viên, vợ tôi cũng không còn phụ trách giải mật mã thế là chúng tôi gặp lại nhau và trở thành vợ chồng tới bây giờ”, ông Hà chia sẻ.

Nghĩa tình đng đi

Cầm trên tay bức ảnh trắng đen đã cũ, luật sư Nguyễn Hữu Châu (con trai cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ – Quyền Chủ tịch nước giai đoạn 1980-1981) vô cùng xúc động khi hồi ức về một thời máu lửa. Luật sư Nguyễn Hữu Châu kể, trong bức ảnh có tổng cộng 22 người nhưng đã có 9 người hy sinh. Tất cả những người trong ảnh đều là đoàn viên, thanh niên miền Nam, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Lệ (nguyên Quyền Bí thư Thành đoàn TP.HCM).


Cô Tiêu H
i Vân chia s v cp áo gi đưc thêu tay đưc tng trong ngày cưi

Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đã tổ chức tọa đàm “Lịch sử và ý nghĩa kỷ vật trao tặng. TS. Lê Hồng Liêm (Trưởng ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam) cho biết, thời gian qua, Ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đã phát động và tổ chức 9 cuộc “trao tặng kỷ vật” thu được hơn 60 hiện vật. Chúng tôi được Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Văn phòng Trung ương Đoàn phía Nam tạo điều kiện để phòng truyền thống kỷ vật “Một thời tuổi trẻ hào hùng” tại Q.3 được hoạt động vào sáng thứ ba hàng tuần. Chúng tôi không ngừng cải tiến nội dung, phương thức hoạt động của phòng truyền thống để trở thành điểm hẹn ấm áp nghĩa tình đồng đội của cựu cán bộ Đoàn…

Theo luật sư Nguyễn Hữu Châu, thời chiến lực lượng đoàn viên, thanh niên đã góp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Có thời điểm có đến 14.000 đoàn viên, thanh niên tham gia chiến đấu và hy sinh gần đến một nửa. Không chấp nhận mất mát, những đoàn viên, thanh niên còn sống tiếp tục đứng lên chiến đấu, không chấp nhận thua cuộc. “Đây là một trong số kỷ vật thời chiến mà tôi rất trân quý. Bởi thời gian đã trôi đi, muốn có được bức ảnh như thế nào là không thể. Người sống đến nay chỉ còn vài người nhưng sức khỏe yếu dần, số còn lại đã mất. Qua bức ảnh này, tôi mong rằng thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên ngày nay hãy tiếp bước thế hệ cha anh, sống có ích, mang sức trẻ phục vụ nhân dân, Tổ quốc”, luật sư Nguyễn Hữu Châu nhắn gửi.

Hu Giang

Bình luận (0)