Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ký ức về thầy của những học trò nổi tiếng

Tạp Chí Giáo Dục

Ging như bao ngưi khác, các ngh sĩ ni tiếng cũng có nhng k nim khó phai m đi vi thy cô giáo đã dy d, góp phn đưa h đến vi thành công ngày hôm nay. Mc dù gi đây các ngưi thy cô này không còn dy h na, nhưng công ơn ca nhng ngưi “khai sáng” y vn mãi mãi tn ti trong tâm hn h


NSƯT Tô Kim Hng mng th 99 tui  ca NSND Phùng Há

NSƯT Tô Kim Hng: “Nh thy – má By ca tôi…”

Không chỉ riêng tôi mà các đồng nghiệp như Bạch Tuyết, Thanh Sang, Nam Hùng, Hoài Thanh, Đỗ Quyên, Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Phương Hồng Thủy, Tấn Giao… đều xem má Bảy – cố NSND Phùng Há là thầy mặc dù những buổi học của chúng tôi chưa bao giờ có phấn trắng, bảng đen.

Ngày tôi bước chân vào sân khấu cải lương thì tên tuổi của má Bảy đã ngự trị trên đỉnh cao. Thế mà giữa những buổi tập tuồng, truyền nghề, má bảo: “Con đừng tưởng là chỉ có má đang dạy con không thôi mà trong khi dạy, má lại đang học con đó chứ!”. Má dạy tôi: “Những chuẩn mực khuôn vàng thước ngọc của loại hình cải lương phải hòa quyện vào trong thần thái của người diễn viên khi bước lên sàn diễn. Con làm đào lẳng, chỉ mỗi động tác đưa cánh tay ra thôi thì cũng phải học để làm sao khán giả ngồi xem mà muốn chạy đến để nâng niu lấy nó. Còn khi làm đào thương, diễn xuất tâm trạng bi thương, gương mặt con chỉ mới thoáng buồn thì khán giả đã khóc chứ không phải con khóc đầm đìa rồi mà khán giả vẫn… ráo hoảnh tỉnh bơ thì xem như về kiếm nghề khác mà làm”. Từ chiếc quạt bé xíu, mà dường như má chưa bao giờ rời xa nó, tôi có cảm giác cả một “kho báu” làm nghề cứ xòe ra rồi khép lại, đủ để kích thích sự ngạc nhiên, thú vị của đứa học trò như tôi về một người thầy. Má nói với tôi về phương pháp truyền nghề của loại hình sân khấu: “Không đơn giản là cầm tay chỉ việc. Là người thầy, trước hết là những nghệ sĩ có nghề, truyền đạt và “thị phạm” theo cách riêng của từng người. Còn học trò, trước hết là một diễn viên đang học làm nghề, cứ tự chọn lọc, nắm bắt và xử lý theo khả năng và mục đích của mình…”. Có thể má Bảy chưa bao giờ chấm tôi điểm cao, nhưng thành tích học tập lớn nhất mà tôi có được chính là vốn nghề, vốn sống được bồi đắp nên nhờ cái nhân cách làm người thanh cao, nhân hậu của người đi trước.

Trong các buổi sáng tập tuồng, má Bảy luôn là người đến sớm nhất, ngồi đợi một mình giữa sân khấu vắng lặng. Đôi khi tôi đến trễ, má không hề rầy la vì má thông cảm với tuổi trẻ, tối qua diễn xong còn ham vui đi chơi khuya nên sáng dậy sớm không nổi. Nhưng chính vì tôi thấy hình ảnh má ngồi đợi ở sân khấu như thế nên dần dần tôi không dám tái diễn việc đến trễ nữa. Đây cũng là một bài học không hề có trong giáo án mà hiện nay, tôi cũng đang áp dụng với những bạn trẻ hơn mình.

Khi má còn sống, thỉnh thoảng, tôi gác lại mọi công việc đón má qua nhà, hai thầy trò cười đùa rồi sắm vai những tuồng xưa vở cũ. Thầy là Lữ Bố uy dũng, trò là Điêu Thuyền lả lướt; thầy là Võ Minh Thành, trò là cô Lựu… cùng tung hứng. Ngày 30-4-2009, tôi cùng đông đảo anh em nghệ sĩ đã tổ chức lễ mừng thọ má 99 tuổi. Đó cũng là lần mừng thọ cuối cùng của má trước khi về cõi vĩnh hằng. Với tôi, người thắp lửa cũng là người truyền lửa, không ai khác chính là má Bảy – người thầy của tôi – NSND Phùng Há.


Võ H Trâm song ca cùng thy là ca sĩ – NSND T Minh Tâm

Ca sĩ Võ H Trâm: “Thy cũng là thn tưng…”

Trong cuộc đời, không ai được “nên người” mà không có ít nhất một người thầy răn dạy, chỉ bảo cho riêng mình, tôi cũng vậy. Trong lòng lúc nào cũng mang nặng ân sâu của các thầy cô đã dạy tôi biết cầm bút viết những nét chữ đầu tiên đến những người thầy đã cho tôi biết nghề ca sĩ là như thế nào. Song có lẽ người thầy và cũng là thần tượng mà tôi không bao giờ quên chính là ca sĩ – NSND Tạ Minh Tâm!

Ngày đầu tiên tôi bước chân vào học ở Nhạc viện TP, tôi thấy thầy Tạ Minh Tâm bước ra từ Phòng Đào tạo. Tôi giật mình và thốt lên: “Ôi bác sĩ Hùng trong phim “Blouse trắng” mà mình rất yêu thích đây mà”. Lúc đó, tôi thấy run khi gặp thần tượng ngoài đời. Không lâu sau đó, tôi đi thi một cuộc thi âm nhạc và may mắn được thầy chỉ dạy cho tôi. Lúc đó, tôi cũng như nhiều thí sinh khác chỉ muốn học cái gì dễ nhất để đoạt giải, để mau chóng đi hát, để trở thành ngôi sao… Tôi đoạt giải nhất cuộc thi năm ấy nhưng sau đó lại không được nhiều người mời show. Thế là tôi buồn nói với thầy: “Thầy ơi, sao con thi đậu rồi mà không ai kêu con đi hát, không có show nào hết”. Nghe xong thầy cười to và nói: “Con cứ bình tĩnh, bây giờ mọi thứ chỉ là mới thôi, con cứ tập trung học thật tốt, rồi từ từ cái gì tới sẽ tới”.

Thầy Tạ Minh Tâm là một chỗ dựa tinh thần cho tôi, tạo cho tôi động lực để học tập. Lúc đó, dù không được mời đi hát thường xuyên nhưng nhờ lời khuyên của thầy, tôi vẫn cố gắng trau dồi kiến thức và chuyên môn của mình. Cho đến ngày hôm nay, nhìn lại những thành công của mình thì phải khẳng định rằng, nếu không có thầy thì tôi không làm được điều gì cả.

Trải qua nhiều năm tháng, tôi xem thầy như cha của mình, rất thân thiết. Mỗi khi bị bế tắc về một dự án âm nhạc nào đó, tôi đều đến nhờ thầy phân tích, góp ý, và tôi đã “sáng” ra rất nhiều. Đoạt được bất kỳ giải thưởng nào, người đầu tiên tôi gọi điện báo tin vui chính là thầy. Tôi luôn tâm niệm những lời thầy dạy là: “Thầy không chỉ dạy cho các em kiến thức mà quan trọng hơn là nhân cách, lý tưởng sống. Có nhiều em vì hoàn cảnh không theo nghề được thì nhân cách ấy, lý tưởng ấy, các em có thể sống bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì vẫn hạnh phúc. Trong kiến thức chuyên môn, thầy không dạy cho các em những tiểu xảo cho mau nổi tiếng, mà thầy dạy những căn bản vững vàng để các em đi dài lâu trên chính đôi chân của mình…”.

Khi tôi đứng trên đỉnh cao danh vọng, sợ tôi “ngủ quên trong chiến thắng”, thầy thường nhắc nhở tôi: “Dù đã trở thành ca sĩ được nhiều người yêu mến, em cũng nên tự tìm tòi học hỏi kiến thức văn hóa lẫn kiến thức nghệ thuật từ những người thầy, các bậc đàn anh, đàn chị đi trước để hoàn thiện mình. Là một ca sĩ, để giữ vững danh hiệu lẫn tình thương trong lòng khán giả thì phải luôn song hành hai yếu tố tài và đức. Bởi những ca sĩ có tài, có năng khiếu cộng thêm có đức thì ngày càng tỏa sáng và khẳng định mình lâu dài hơn”. Tôi luôn nhớ ơn thầy vì những lời khuyên dạy chân tình ấy.

Minh Khôi

Bình luận (0)