Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kỷ vật chiến tranh về với “ngôi nhà chung”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng hin vt, k vt chiến tranh đưc hiến tng như là li gi gm ký c, qua đó giáo dc thế h tr v truyn thng yêu nưc, s hy sinh gian kh ca nhng con ngưi đã đi qua hai cuc chiến tranh.


Hin vt, k vt chiến tranh hiến tng cho Bo tàng MTTQ Vit Nam

Hiện vật, kỷ vật ấy đã cùng những chứng nhân lịch sử vào sinh ra tử, đến ngày đất nước thống nhất, nó được cất giữ, nâng niu như nâng niu một phần ký ức đời mình.

“Như mt phn đi mình”

Tại Hội nghị tiếp nhận hiện vật, kỷ vật do Bảo tàng MTTQ Việt Nam thực hiện tại TP.HCM mới đây, nhiều hiện vật, kỷ vật đã được hiến tặng. Mỗi hiện vật, kỷ vật khắc ghi thời kỳ gian khổ, như những thước phim tái hiện lịch sử sống động. Có những kỷ vật, hiện vật thấy rất đỗi bình thường, song rất lớn về giá trị lịch sử, vì vậy nó xứng đáng được gìn giữ, đáng được trở về với ngôi nhà chung truyền thống.

Trong đợt tiếp nhận này, ông Nguyễn Văn Hữu – Nguyên cán bộ ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Phó Chủ nhiệm thường trực CLB truyền thống, kháng chiến đã trao tặng cho bảo tàng chiếc thắt lưng. Ông Hữu cho biết, đây là chiến lợi phẩm của quân đội Mỹ được ông sử dụng trong thời gian công tác tại Trung ương Cục miền Nam. Chiếc thắt lưng này đã có nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng ông nhất định không bán bởi “nó là một phần của đời mình”.

Khi được hỏi về những hiện vật lưu giữ mấy mươi năm, ông Võ Thanh Tùng – Nguyên cán bộ xưởng phim Giải phóng, nguyên Phó Vụ trưởng – Phó giám đốc cơ quan đại diện Bộ VH-TT-DL như được trở về thời trai trẻ. Số hiện vật này đã đi theo ông suốt cuộc đời, nay hiến tặng cho Bảo tàng để được gìn giữ tốt hơn, bản thân người tặng cũng đã đóng góp một phần công sức để làm phong phú hơn cho Bảo tàng MTTQ Việt Nam. Theo đó, ông Tùng đã trao tặng cho bảo tàng các hiện vật, gồm: Bao súng ngắn K54; Bao súng ngắn K59 (kèm thắt lưng và hộp đạn); Radio quà tặng của Nhật cho Ban Thống nhất Trung ương. Được biết, đây là các hiện vật đã được trang bị cho cán bộ hãng phim Giải phóng lúc bấy giờ.

Trong khi đó, ông Hồ Hữu Nhựt – Nguyên cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã hiến tặng huy hiệu và một số giấy tờ về quá trình công tác của ông. Đây được xem là những tư liệu quý của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam một thời.

Dịp này, bà Huỳnh Xuân Thảo – Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Học bổng Huỳnh Tấn Phát (con gái cố Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát,) đã trao tặng 72 đơn vị hiện vật của cha, bao gồm: trang phục, giấy tờ công tác, ảnh tư liệu, tài liệu, thư, thiệp chúc mừng, bản thảo, bản vẽ thiết kế kiến trúc, sách, báo, tạp chí,… Đặc biệt, trong số này có tập bản thảo hồi ký, tập ghi nhận đóng góp tham gia công tác từ thiện xã hội của cụ bà Bùi Thị Nga – phu nhân Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, nguyên Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 1; chiếc túi vải của liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Huỳnh Thị Lan Khanh – con gái Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát; tài liệu về Quỹ Học bổng Huỳnh Tấn Phát.

Bà Thảo chia sẻ, những kỷ vật này được gia đình gìn giữ cẩn thận, hiến tặng cho bảo tàng để đóng góp thêm vào kho tư liệu, hình ảnh của Mặt trận cũng như sự gửi gắm ký ức, tình cảm, qua đó giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Gi gm ký c, tình cm

Nguyễn Văn Chiến, sinh viên năm 2 Trường ĐH Văn Lang chia sẻ, xem tư liệu lịch sử phần nào hình dung được sự hy sinh, gian khổ của thế hệ cha ông qua các cuộc kháng chiến giành lấy độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, qua các hiện vật, kỷ vật, đã phản ánh sâu, rõ nét, cô đọng từng giai đoạn lịch sử. Chắc chắn rằng, việc bảo tồn và gìn giữ các kỷ vật này chính là kênh giáo dục truyền thống hiệu quả nhất.


Ông H
 Hu Nht – Nguyên cán b Mt trn dân tc gii phóng min Nam Vit Nam đã hiến tng huy hiu và mt s giy t v quá trình công tác ca ông

“Vic các cô, chú, anh, ch và các đng chí trao tng nhng k vt “gia bo” cho bo tàng là s gi gm c ký c, tình cm và s k vng vào s nghip giáo dc truyn thng đi vi các thế h tr hôm nay và mai sau. Chúng tôi mong mun và kính đ ngh các cô, chú, anh ch và các đng chí tiếp tc quan tâm, h tr hiến tng và vn đng nhng ngưi quen có hin vt hiến tng, đ góp phn xây dng Bo tàng Mt trn T quc Vit Nam thc s tr thành ngôi nhà truyn thng chung, nơi tôn vinh và lan ta nhng giá tr đi đoàn kết ca dân tc và con ngưi Vit Nam”, Bà Bùi Th Hoàn – Giám đc Bo tàng MTTQ Vit Nam k vng.

Bà Bùi Thị Hoàn – Giám đốc Bảo tàng MTTQ Việt Nam cho biết, Bảo tàng được thành lập từ ngày 17-3-2020. Dù nội dung phản ánh rất rộng nhưng do ra đời muộn trên cơ sở Phòng Truyền thống MTTQ Việt Nam, nên số lượng hiện vật gốc của Bảo tàng còn rất hạn chế. Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Bảo tàng, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia hiến tặng hiện vật và chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học tập trung khảo sát, sưu tầm trong cả nước.

Qua các hội nghị tiếp nhận hiện vật, đã sưu tầm được hàng trăm tài liệu, hiện vật, kỷ vật chiến tranh của bậc cha ông đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, của cán bộ mặt trận qua các thời kỳ, bổ sung vào bộ sưu tập “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – những chặng đường vẻ vang”.

Theo bà Hoàn, nhằm phát triển Bảo tàng MTTQ Việt Nam đến năm 2030 trở thành một bảo tàng tương xứng với lịch sử hình thành, phát triển và bề dày truyền thống, công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Theo đó, các tỉnh phía Nam là địa bàn sưu tầm chính về lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960-2/1977), Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968-2/1977), Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (6/6/1969-11/1975). Nơi đây, có nhiều nhân chứng lịch sử còn khỏe mạnh và lưu giữ được nhiều kỷ vật chiến tranh.

A. Trn

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)