Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ vọng và thách thức trong chuyển đổi số giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Chuyn đi s giáo dc đưc xem là nhim v tt yếu, “sng còn” ca ngành giáo dc trong bi cnh hin nay. Dù đã đt đưc nhng tín hiu tích cc, công cuc chuyn đi s giáo dc vn còn nhiu thách thc…


Nhiu k vng và thách thc trong chuyn đi s giáo dc

Nhiu thách thc

Ông Nguyễn Đức Trung – Phó Giám đốc LCDL Việt Nam thông tin, theo ước tính sẽ có khoảng 375 triệu công việc của con người ngày nay sẽ không còn tồn tại vào năm 2030. Cạnh đó, 70% học sinh tiểu học ngày nay khi ra trường sẽ làm các công việc ngày nay chưa tồn tại. “Điều này đặt ra cơ hội, thách thức lớn cho ngành giáo dục, làm thế nào để có thể chuẩn bị được cho những học sinh mà 10 năm nữa các em ra trường sẽ làm những công việc ngày nay còn chưa nhìn thấy, để các em có thể tiếp cận công nghệ một cách công bằng, bình đẳng; làm thế nào để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhanh chóng, kịp thời phù hợp với công việc trong tương lai…”.

PGS.TS Lê Minh Triết – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn nhìn nhận, công tác chuyển đổi số ngành giáo dục còn gặp nhiều khó khăn: Đổi mới phương pháp dạy và học chưa đồng đều khi chuyển đổi số; Khả năng tiếp cận công nghệ của các trường học và giáo viên chưa đồng nhất; Một số trường học có thể thiếu thiết bị, cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai chương trình chuyển đổi số. Cạnh đó là áp lực đối với giáo viên khi vừa hoàn thành công việc hàng ngày, vừa tham gia các lớp bồi dưỡng nghiên cứu áp dụng công nghệ mới là thách thức. Cuối cùng, cần đến sự hỗ trợ từ các cấp quản lý trường học để phát huy động lực giáo viên.

Ông cho biết, ĐH Sài Gòn sẽ phối hợp để đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyển đổi số, thiết kế xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nếu không hiểu về đặc trưng của cơ sở giáo dục thì rất dễ bị nhầm về việc ứng dụng CNTT chứ không phải là chuyển đổi số. Thực tế, nhiều người nói về chuyển đổi số nhưng khi nhúng vào trong cấu trúc một cơ sở giáo dục phổ thông thì hình dung không nổi. Bởi, phải là người trong cuộc mới biết được cấu trúc trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm bao nhiêu trục, bao nhiêu nhánh… lúc đó mới thực sự chuyển đổi số.

GS. Huỳnh Văn Sơn đánh giá, quản lý dữ liệu hệ thống trong ngành giáo dục là cực kỳ quan trọng. Hiện, vẫn còn khó khăn trong cung cấp dữ liệu, trường dữ liệu chưa thật sự nhất quán.

“Các sở GD-ĐT nên tập trung để có một hệ thống dữ liệu thực sự kết nối. Đây là dữ liệu dùng chung, thống nhất, từ đó biến thành cơ sở để thực hiện một số vấn đề, như: dự báo số lượng học sinh từ đó chủ động đáp ứng về nguồn giáo viên; tuyển sinh theo dữ liệu số hiệu quả. Đặc biệt, dựa trên trường dữ liệu này, các tỉnh thành đủ luận cứ dự báo số lượng giáo viên, từ đó đề xuất đào tạo theo Nghị định 116 hoặc quản lý hệ thống bồi dưỡng theo dữ liệu” – GS.TS Huỳnh Văn Sơn đề xuất.

S áp dng hc b s

Tại hội thảo chuyển đổi số giáo dục do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD-ĐT – thông tin, tới đây Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư quy định về học bạ, trong đó có học bạ điện tử, thống nhất các loại hình học bạ với việc quản lý và sử dụng học bạ để triển khai trên toàn quốc.

Ông đánh giá, nếu làm tốt học bạ điện tử sẽ giải quyết được nhiều tồn tại căn nguyên hiện nay trong lưu trữ, quản lý học bạ giấy của các trường. Thực tế, theo thời gian học bạ giấy có thể hư hỏng. Mỗi giáo viên khi tham gia quy trình ký, xác nhận, cập nhật thông tin liên quan đến học bạ cũng có nhiều câu chuyện…

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn

Ứng dụng CNTT trong giáo dục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều chỉ đạo ngành giáo dục thành phố chú trọng ứng dụng CNTT trong thực hiện các nhiệm vụ, qua quá trình thực hiện đã ghi nhận được những hiệu quả tích cực.

Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh của khu vực, chuyển đổi số trong giáo dục vì vậy luôn được quan tâm và đầu tư như một giải pháp mũi nhọn nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương. Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo là quá trình thay đổi về tư duy, cách thức hành động của cá nhân và vận hành của tổ chức trong hệ thống giáo dục. Sự thay đổi này được tạo điều kiện bởi công nghệ, được phát triển bởi sự tiếp nhận và tham gia tích cực của cộng đồng và được dẫn dắt bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khai thác nguồn vốn tài chính sang khai thác nguồn vốn dữ liệu.

Để chuyển đổi số thành công cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục:

Chiến lược cần có tầm nhìn tổng thể và đầy đủ cho kế hoạch trung hạn đến 2025 và định hướng 2030, có tính linh hoạt để nhận ra và đáp ứng nhanh chóng những thay đổi trong công nghệ; Việc triển khai các công nghệ mới phải phù hợp và mang tính kế thừa thành quả của những công nghệ trước đó.

Chiến lược phải thúc đẩy sự tham gia và hướng tới sự phục vụ cho số đông cộng đồng và từ đó tạo ra nguồn tài nguyên dữ liệu, nguồn vốn quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số; Khi xây dựng các chính sách cần hướng tới mục tiêu phát triển, quản lý, bảo toàn, khai thác nguồn vốn dữ liệu từ đó tạo ra giá trị cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng…

“Khi có học bạ điện tử sẽ giúp minh bạch hóa được quy trình quản lý điểm, kết quả học tập của học sinh, hạn chế được việc sửa học bạ… Khi có học bạ điện tử sẽ đẩy mạnh được cải cách thủ tục hành chính. Khi làm hiệu quả học bạ điện tử sẽ mang lại lợi ích xã hội lớn, và được xem là cuộc cách mạng của ngành giáo dục trong cải cách hành chính” – ông phân tích.

Cục trưởng Nguyễn Sơn Hải nêu ra các nhóm giải pháp lớn khi xây dựng học bạ điện tử: mô hình triển khai học bạ điện tử, trong đó chỉ rõ vai trò trách nhiệm của nhà trường, phòng, sở và bộ; Phải tạo lập được chuẩn khi xây dựng học bạ điện tử… Đặc biệt, quan trọng hơn cả là quản lý học bạ điện tử như thế nào để không xảy ra mặt trái, tiêu cực trong học bạ, nội dung học bạ. Mục đích của học bạ điện tử là sử dụng trong công việc, cải cách thủ tục hành chính…

“Cục CNTT đã lên phương án rà soát đề xuất các mô hình, giải pháp học bạ điện tử quy mô quốc gia, trình Bộ GD-ĐT phương án, sẽ sớm thông báo để các sở GD-ĐT đăng ký triển khai. TP.HCM đã làm chủ được cơ sở dữ liệu của mình thì rất thuận lợi để khai thác, triển khai các dịch vụ trên hệ cơ sở dữ liệu” – Cục trưởng Cục CNTT Nguyễn Sơn Hải nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, từ năm học 2023-2024, TP.HCM sẽ triển khai học bạ số, từ đó làm kinh nghiệm tham mưu cho Bộ GD-ĐT ban hành thông tư học bạ số dùng chung toàn quốc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hiếu thẳng thắn, ngành giáo dục hiện gặp khó về nhân viên công nghệ thông tin trong nhà trường. Nhà trường rất cần vị trí này để hỗ trợ về chuyển đổi số, công nghệ thông tin thế nhưng đề án vị trí việc làm trong trường học chỉ có vị trí “nhân viên công nghệ thông tin” thì rất khó tuyển, gặp nhiều khó khăn. “Sở GD-ĐT TP.HCM đã kiến nghị vị trí cán bộ phụ trách về CNTT và hệ số lương phù hợp. Với hệ số lương như hiện nay người ta không mặn mà khi tham gia tuyển dụng”.

Đ Khương Yến

Bình luận (0)