Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Kỳ vọng vào thế hệ giáo sinh được đào tạo bài bản

Tạp Chí Giáo Dục

Làn gió mi t giáo sinh thc tp “thi” vào công tác ging dy ca mi nhà trưng cho thy quá trình đào to các trưng ĐH sư phm ngày càng tim cn vi thc tế đòi hi trưng ph thông, đc bit là khi thc hin Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018.


Giáo sinh Trưng ĐH Sư phm TP.HCM ging dy môn khoa hc t nhiên  Trưng THCS Minh Đc (Q.1)

“Lính mi” rt t tin

Là sinh viên năm 3 Khoa Sư phạm địa lý (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), Trần Kiến Lương rất hào hứng trong kỳ kiến tập tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5). Trong thời gian 5 tuần kiến tập (kết thúc vào cuối tháng 3-2024), Lương nhận vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 11A16 và phụ trách giảng dạy bộ môn ở 4 lớp 10, 11. Dù là “lính mới” song khi được hỏi về Chương trình GDPT 2018, Lương tự tin nói: Chương trình GDPT 2018 dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Để giảm áp lực cho học sinh đòi hỏi bài giảng phải tăng sự tương tác, ứng dụng tính thực tế, học sinh học thông qua các hoạt động chứ không phải là học bài, trả bài áp lực. Đặc biệt, kế hoạch bài dạy phải phù hợp, quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh khác nhau.

Với sự tự tin như vậy, ngay khi nhận lớp, vận dụng những kiến thức đã học ở trường ĐH, bài giảng của Lương bắt đầu bằng một vấn đề về hiện tượng, sự việc thực tế liên quan đến kiến thức bài học, từ đó khơi gợi sự tò mò và dẫn dắt học sinh vào bài học. “Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT là định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua từng môn học và hoạt động giáo dục. Chính vì thế mà hiện nay trong quá trình kiến tập, chúng em vừa được phân công đứng lớp, vừa được giao vai trò chủ nhiệm lớp. Điều này sẽ hỗ trợ sinh viên sư phạm nhiều hơn cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn công tác nắm bắt tâm lý học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ hướng nghiệp sau này”, Lương bày tỏ.

Ngược lại, với giáo sinh Nguyễn Thị Kim Hà (sinh viên năm 4 Khoa Sư phạm khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sài Gòn), do đã có kinh nghiệm trong thời gian kiến tập từ năm 3 nên trong lần thực tập này tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, em không còn thấy bỡ ngỡ. Hà nhìn nhận: Muốn làm chủ lớp học trong Chương trình GDPT 2018, giáo viên phải hiểu rõ, hiểu đúng về chương trình, có vốn kiến thức rộng để vận dụng vào bài giảng một cách sinh động, thu hút được học sinh. Trong một tiết dạy, nếu giáo viên không tiết chế, vận dụng quá nhiều kỹ thuật dạy học tích cực để đổi mới phương pháp dạy học thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng cháy giáo án và khó quản lý lớp học. Sĩ số lớp học đông nếu chia nhóm không phù hợp có thể sẽ có một số học sinh thụ động. Đặc biệt, phải quan tâm đến học sinh, hỗ trợ và nâng đỡ các em. “Để làm được những điều này không hề dễ dàng vì ngay cả giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm cũng có thể gặp khó. Vì vậy, với em, kỳ thực tập là thời gian quý để học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, để thực hành những kiến thức đã học từ giảng đường ĐH, rèn giũa thêm bản thân, sẵn sàng cho hành trình làm nghề sắp tới”, Hà cho biết thêm.

Tại kỳ thực tập ở Trường THCS Minh Đức (Q.1) năm nay, Nguyễn Trung Tuấn (sinh viên năm 3 ngành sư phạm khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) được phân công dạy lớp 7. Đảm nhiệm một bộ môn mới trong Chương trình GDPT 2018 ở bậc THCS, song Tuấn cho biết quá trình học ở trường ĐH đã được đào tạo cả 3 phân môn lý, hóa, sinh; đồng thời có thêm 1 học phần tích hợp, liên quan các nội dung với nhau ở lĩnh vực hóa học tự nhiên nên đến thời điểm này bản thân không gặp khó khăn gì với môn học.

Với mỗi tiết đứng lớp thường được Tuấn dẫn dắt bằng các vấn đề thực tế. Sau đó, thông qua các câu hỏi đặt ra cho học sinh sẽ buộc các em phải vận động, suy nghĩ, gắn kiến thức đã học vào thực tế. Các trò chơi liên quan về kiến thức cũng được tổ chức để tiết học thêm phần sôi nổi. “Để giúp học sinh học nhẹ nhàng ở môn tích hợp cũng như bản thân giáo viên “cởi bỏ” được áp lực của bộ môn này thì trong quá trình dạy, em cho rằng giáo viên cần chủ động liên kết các kiến thức bộ môn với nhau. Không nên quá đào sâu ở một mạch kiến thức nào mà cần giao cho học sinh sự chủ động để tìm hiểu, cần khơi lên cho học sinh sự ham thích tìm hiểu”, Tuấn cho biết.

K vng vào làn gió mi

Gọi lứa sinh viên sư phạm được đào tạo sát với Chương trình GDPT 2018 hiện nay là thế hệ bài bản, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức) đặt nhiều kỳ vọng vào các em khi tạo ra làn gió mới trong công tác dạy học của trường. “Khác với thế hệ giáo viên đang đứng lớp ở các trường phải tự mày mò, nỗ lực không ngừng để có thể tự tin đứng lớp Chương trình GDPT 2018, lứa sinh viên đang được các trường ĐH sư phạm đào tạo hiện nay có nhiều lợi thế để thổi làn gió mới vào công tác dạy học của mỗi nhà trường. Bởi lẽ, ngay từ đầu các em đã được đào tạo một cách bài bản về Chương trình GDPT 2018 từ hướng tiếp cận, việc thay đổi phương pháp cho đến cách thức đánh giá học sinh. Các em cũng có nhiều phương tiện để hỗ trợ trong quá trình đào tạo, đảm bảo rằng việc liên hệ, mở rộng bài học được dễ dàng. Phát huy hết lợi thế của mình trong đào tạo, các em chắc chắn sẽ thổi thêm làn gió mới vào công tác dạy học của trường, đặc biệt ở các môn học mới”, cô An nhìn nhận.

Trong kỳ thực tập này, Trường THCS Minh Đức đón 62 sinh viên sư phạm ở nhiều môn học, bao gồm cả sinh viên sư phạm khoa học tự nhiên, lịch sử – địa lý. “Trường đang rất mong muốn tuyển được 1 giáo viên khoa học tự nhiên được đào tạo bài bản từ trường ĐH để đưa vào đứng lớp, phụ trách chương trình lớp 9 trong năm học tới, cùng với giáo viên hiện hữu đang có sẽ tạo nền, tạo đà thêm giúp thầy cô có thể an tâm khi đứng lớp”, cô An nói.

Năm học 2023-2024, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có khoảng 1.800 sinh viên khối ngành sư phạm ở các bậc học từ mầm non  đến THPT ra trường. Theo đó, năm nay là năm thứ 2 trường có lứa sinh viên ngành sư phạm khoa học tự nhiên ra trường với khoảng 200 sinh viên và là năm đầu tiên có lứa sinh viên sư phạm lịch sử – địa lý ra trường (50 sinh viên). ThS. Lê Phan Quốc (Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) thông tin, công tác đào tạo sinh viên sư phạm của trường hiện nay được chú trọng về chất lượng, đảm bảo sinh viên ra trường phải đủ năng lực đứng lớp theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Định kỳ 2 năm/1 lần trường rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo. Những khảo sát được trường thực hiện dựa trên việc phục vụ cho Chương trình GDPT 2018 với 2 khía cạnh, bao gồm các ngành mới như khoa học tự nhiên, lịch sử – địa lý và bám sát chuẩn đầu ra sinh viên sư phạm phải đáp ứng được việc giảng dạy Chương trình GDPT 2018. “Chương trình GDPT 2018 được điều chỉnh theo hướng dạy học và đánh giá theo năng lực học sinh. Như vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải tổ chức các hoạt động để người học phát huy năng lực. Điều này tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo sinh viên sư phạm của trường. Các học phần giảng dạy cho sinh viên trong trường cũng được trường thay đổi dạy theo hướng đánh giá học sinh theo năng lực, thay cho phương pháp đánh giá tiếp cận nội dung trước đây. Ngay cả chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo sinh viên sư phạm cũng được trường xây dựng theo phẩm chất năng lực, bao gồm năng lực chung và năng lực nghề nghiệp”, ThS. Quốc nói thêm.

Tuy nhiên, ThS. Quốc cho rằng, để sinh viên sư phạm có thể phát huy hết những lợi thế đã học ở trường ĐH thì một mặt cần được các trường phổ thông tạo điều kiện, một mặt cần được các giáo viên tiếp tục dẫn dắt, đồng hành để cùng hướng đến mục tiêu đổi mới giáo dục.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)