Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Lá hẹ không chỉ nấu ăn

Tạp Chí Giáo Dục

Rau hẹ xào giá, canh hẹ đậu hũ, cháo hẹ… là những món ăn hàng ngày rất quen thuộc từ lá hẹ. Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Vì vậy, hẹ không chỉ để nấu ăn mà còn dùng làm thuốc.
Hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái, khởi dương thảo, thuộc họ hành – Alliaceae. Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, thân mọc đứng. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm.
Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin tác dụng kháng khuẩn. Lá hẹ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A, canxi…
Công dụng của cây hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống.
Ngoài ra còn nhiều bài thuốc khác từ hẹ:
Trị cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá hẹ giã tươi lấy nước uống.
Viêm tai giữa: Giã hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.
Hen suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm, sắc uống.
Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá hẹ giã tươi lấy nước uống.
 
Trẻ em bị ho: Dùng lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thủy lấy nước cho uống.
Chữa giun kim: Sắc lá hẹ hoặc rễ hẹ lấy nước uống.
Táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5 g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: lá hẹ 20 g, gạo 90 g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần.
Phụ Nữ
Nguồn: Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam

Bình luận (0)