Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Lạ kỳ hai hòn đảo cách nhau 4km có thể “quay ngược thời gian”

Tạp Chí Giáo Dục

The Diomedes, hai hòn đảo nhỏ ở Bearing Sea nổi tiếng là một trong số ít những nơi bạn có thể du hành ngược thời gian.
Hình ảnh hai hòn đảo trên bản đồ
Dù chỉ cách nhau vỏn vẹn 3,8 km nhưng do nằm ở hai bên đường ranh giới phân chia múi giờ nên thời gian trên hai hòn đảo lại lệch nhau tới 21 giờ đồng hồ tức là gần 1 ngày.
Cả hai đảo đều nằm trong vùng biển giữa bang Alaska của Mỹ và Siberia của Nga, nhưng có lằn ranh múi giờ chạy qua Thái Bình Dương, nên đảo Diomede lớn thuộc địa phận của Nga, còn đảo Diomede nhỏ là của Mỹ. Bởi vậy múi giờ giữa chúng mới chênh nhau nhiều đến thế.
Trở lại thời điểm quá khứ vào năm 1897 khi Mỹ mua Alaska, trên hợp đồng bao gồm cả đảo Diomede nhỏ. Khi đó, đường biên giới mới được vạch ra giữa hai hòn đảo và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Do vậy theo quy ước, khi ở Nga đã sang ngày mới, Mỹ vẫn là ngày hôm qua. Vì cách tính thời gian này, Big Diomede còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Little Diomede là đảo Hôm Qua (Yesterday Island).
Đảo Lớn được chụp từ Đảo Nhỏ.
Đảo Diomede lớn – không có gì ngoài chim trời.
Nga đã di dời toàn bộ cư dân sống trên đảo Big Diomede vào đất liền thời kỳ chiến tranh lạnh. Hiện tại trên đảo chỉ có quân đội cư trú.
Hai hòn đảo nhỏ ở Bearing Sea nổi tiếng là một trong số ít những nơi bạn có thể du hành ngược thời gian.
Còn Little Diomede vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.
Theo điều tra của chính quyền Mỹ, hơn 90% dân số trên đảo là người bản xứ. Thu nhập người dân ở đây không cao, nhiều hộ gia đình được xếp vào dạng nghèo. Ngoài ra, đảo có một chiếc trực thăng làm nhiệm vụ chở thực phẩm, thư tín, bưu phẩm và cả vận tải hành khách từ đất liền ra đảo.
Ở đây cũng không có những con đường trải nhựa, đường cao tốc hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những tuyến đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Tuy vậy, đảo vẫn tiếp đón khách du lịch, những đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.
Quang cảnh hai đảo vào mùa đông.
Thông thường, phải chèo thuyền hoặc bơi để có thể qua lại giữa hai đảo, nhưng trong mùa đông, giữa hai hòn đảo hình thành một cây cầu băng cho phép nhiều người đi bộ từ đầu này qua đầu kia.
Tuy nhiên, thực tế, việc đi lại giữa hai hòn đảo bị cấm và các tàu đánh cá nước ngoài đến quá gần chúng sẽ phải đối mặt với lời cảnh báo từ những người lính tuần tra.
Hằng Đoàn (theo dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)