Với bờ biển trải cát trắng dài 1,4km, tạo được vô số những đợt sóng nhân tạo cao 1,6m… Biển Đại Nam (Khu Du lịch Đại Nam, Bình Dương) là khu biển nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng với tổng diện tích gần 22 ha; trong đó diện tích mặt nước là 25.000m2, có sức chứa trên 30.000 người…
Đến với biển Đại Nam, du khách có thể nằm thư giãn trên bãi cát trắng mịn màng mà không sợ bị cháy nắng hay bị các loài côn trùng quấy rầy. Bao quanh bờ biển là những hàng cọ và những loài thực vật của rừng nhiệt đới quanh năm tươi tốt mà phải tinh ý lắm người ta mới phát hiện ra tất cả chúng đều là nhân tạo… Tuy mới được khai trương trong dịp tết Kỷ Sửu (2009), thế nhưng "Bãi biển Đại Nam" đã trở thành một “điểm nhấn” quan trọng của Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến, giúp thu hút được rất đông khách du lịch từ khắp mọi nơi đến tham quan, khám phá.
Để hoàn thành công trình có một không hai này, ngoài quỹ thời gian rất dài kể từ ngày bắt tay vào xây dựng khu du lịch đến nay, chủ đầu tư đã phải đầu tư số vốn rất lớn để nhập nhiều thiết bị tạo sóng biển hiện đại từ Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Scotland. Bên cạnh đó, nước ở biển nhân tạo Đại Nam hoàn toàn là nước sạch, rất trong và có màu xanh dương quyến rũ; có thành phần và độ mặn tương ứng với nước biển tự nhiên. Với nồng độ PH 7.8-8.2:10-14%, bao gồm các muối biển (Nacl, MgCl2, MgSO4, CaSO4, K2SO4, CaCO3, MgBr2) và các loại khoáng chất hòa tan trong biển (50 nguyên tố khác nhau); nước biển nhân tạo ở đây đạt độ mặn tốt nhất cho sức khỏe con người.
Hãy cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp quyến rũ của biển Đại Nam – bãi biển nhân tạo lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á…
Trong không khí ấm áp của những ngày xuân, trên khắp mọi miền quê hương đất nước đang vào mùa lễ hội. Thể hiện lòng thành kính, tri ân, hiếu nghĩa của con cháu Lạc Việt nhớ về cội nguồn tổ tiên đã có công khai phá, xây dựng, bảo vệ non sông đất nước, phát triển nền văn hoá văn minh của dân tộc; báo Giáo Dục TP.HCM xin giới thiệu tiếp đến bạn đọc một số tác phẩm của Huỳnh Uy Dũng, viết về những thắng cảnh của Hoàng thành Thăng Long nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
CHÙA HÀ
Chùa Hà – Thánh Đức tự – trăm xinh
Cõi phật mà lai láng thế tình
Liễu Hạnh, Thượng Thiên ngời diễm lệ
Thượng Ngàn, Mẫu Thoải thắm uy linh
Thánh Tông, tượng đắp, phô trung đạo
Cảnh Thịnh, chuông ngân, gọi thái bình
“Vô sự bất đăng tam bảo điện”
Tới đây, họa có gặp chăng Mình?
CHÙA THÀNH ĐẠO
Thành Đạo – chùa xưa thuở Lý triều
Gọi nôm: chùa Đậu, tiếng quê yêu
Trải bao dâu biển: hương còn giá
Qua bấy phong sương: nhiễu vẫn điều
Xá lợi toàn thân bền nhật nguyệt
Thiên sư Vũ thị khéo tiêu diêu
Tâm linh quốc bảo ngời thiên cổ
Thành Đạo – chùa xưa thuở Lý Triều
CHÙA NÀNH
Một trăm mười sáu tượng nguy nga
Pháp bảo chùa Nành đất nước ta
Thập Điện Minh Vương xinh ý bụt
Thiên Long Bát Bộ đẹp niềm hoa
Pháp Vân Pháp Vũ phô phồn thực
Pháp Địa Pháp Lôi nguyện thích già
Lễ hội tháng ba truyền thống mẹ
Ngàn năm văn hiến khúc tâm ca
CHÙA DỤC KHÁNH
Huy Văn, Dục Khánh một nền thiêng
Vừa gọi là chùa, vừa gọi đền
Chùa để thờ ngôi Minh Hạnh Túc
Đền mà niệm đức Mẹ Dao Viên
Thánh Tông một thuở nương thân Bụt
Quang Thục ngàn năm rạng vẻ tiên
Truyền thuyết thiên duyên Trường Lạc hậu
Nguy nga Tam Giáo hội đồng nguyên
CHÙA QUÁN SỨ
Từ thuở Trần, Lê tiếp sứ thần
Lập tòa Quán Sứ, tiện nghinh tân
Trong khuôn viên, dựng ngôi chùa Phật
Giữa đế đô, gìn mối đạo chân
Truyền thống thiền môn: câu đối chữ
Xiển dương quốc ngữ: áng văn vần
Năm trăm năm tuyệt vời hương hỏa
Giáo hội vuông tròn nếp Việt nhân
THÁP HÒA PHONG
Một tháp Hòa Phong vẫn đứng đây
Bên Hồ Gươm phảng phất sương mây
Báo Ân, chùa cũ, may còn lại
Triệu Trị, vua xưa, khổ dựng gầy
Gạch mộc, khối vuông, trơ dấu ấn
Rêu phong, tường đỏ, lạnh niềm tây
Trãi qua dâu biển mùa vong quốc
Chạnh tiếng quyên sầu giữa cỏ cây
LÀNG ĐƯỜNG LÂM
Làng cổ Đường Lâm ở chốn nào
Bốn nghìn năm cũ đọng vàng sao
Gò Cang, Áng Độ: tình lưu luyến
Núi Tản, Sông Đà: nghĩa thức thao
Bóng mát cành đa…năm thế kỷ
Bờ xôi ruộng mật… tỷ chiêm bao
Một làng sinh những hai Vua Cả
Truyền thống Phùng, Ngô… nhất tự hào!
CHỢ ĐỒNG XUÂN
Dấu xưa còn đó chợ Đồng Xuân
Trước quán Huyền Thiên đậm vẻ thần
Nơi phố Hàng Đường, người tụ lại
Chỗ sông Tô Lịch, nước lui dần
Thượng vàng hạ cám, niên niên đại
Quả núi măng rừng, nhật nhật tân
Trải bấy phong sương cùng khói lửa
Dấu hài thêm lịch bước giai nhân
|
NĐ (thực hiện)
Mời bạn đọc kỳ tiếp theo: Số 785 – thứ 2 ngày 22/05/2010
Bình luận (0)